
10 sai lầm khi sử dụng thuốc chữa bệnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 sai lầm khi sử dụng thuốc chữa bệnh 10 sai lầm khi sử dụng thuốc chữa bệnhNhiều người cho rằng, việc uống thuốc chữa bệnh là đơn giản nhưng về chuyên mônthì không phải vậy. Có trường hợp dùng không đúng cách, tự ý sử dụng, uống theolời đồn đại, uống không hết liều, không đúng chỉ dẫn, dẫn đến tình trạng “tiền mấttật mang”, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng như một số ngộ nhận thườnggặp dưới đây.1. Sử dụng thuốc OTC mà không đọc kỹ nhãn mácOTC (Over-the-counter) là thuật ngữ chuyên môn nói về loại thuốc không cần kê đơn cóbán sẵn trên thị trường, được dùng để điều trị một số bệnh thông thường. Chính điều nàyđã làm cho người ta lầm tưởng nên cứ vô tư sử dụng, không đọc kỹ hướng dẫn, dùng quáliều, nhất là loại thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, kháng acid hoặc những loại thuốcgây phản ứng với các loại thuốc khác. Vì vậy, giới chuyên môn khuyến cáo khi dùng bấtkỳ loại thuốc nào cũng phải đọc kỹ nhãn mác, hướng dẫn sử dụng.2. Sai lầm khi uống thuốc an thầnTheo nhiều nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện gần đây cho thấy, những người uốngthuốc benzodiazepin (valium, xanax, halcion) để dễ ngủ lại có rủi ro mắc chứng ợ chuahay còn gọi là bệnh trào ngược acid dạ dày cao trên 50%, nhất là vào ban đêm so vớinhững người không dùng nhóm thuốc này. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiệnthấy các loại thuốc an thần, uống theo đơn cũng làm cho thực quản phía dưới bị nới lỏng,gây hiện tượng acid dạ dày trào ngược, tăng bệnh ợ chua.3. Uống thuốc chống tiêu chảy khi bị sốtKhông được tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy tại nhà nếu bị sốt, hoặc trong phân có máu,dịch nhầy. Đây là dấu hiệu bệnh nhiễm trùng, nhất thiết phải đi khám và tư vấn bác sĩ.4. Uống thuốc aspirin hàng ngày mà không tư vấn bác sĩRất nhiều người vô tư dùng aspirin đều đặn mỗi ngày vì nghe đồn có lợi cho tim mạch,kể cả những người mắc bệnh chảy máu dạ dày. Thực tế, aspirin chỉ có tác dụng cho nhómngười có rủi ro mắc bệnh tim mạch, đột quị cao mà không bị bệnh về dạ dày, chỉ dùngcho đàn ông còn phụ nữ thì ít có tác dụng.5. Không uống thuốc đều đặn theo quy địnhNhững người mắc bệnh mạn tính cần điều trị dài ngày, uống thuốc đều đặn mỗi ngàynhư: bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh trầm cảm... nhưng rất ít thực hiện đúngkhuyến cáo của bác sĩ, đôi khi chỉ dùng nửa thuốc hoặc khi thấy bệnh đỡ là bỏ. Theonghiên cứu thì những loại bệnh thần kinh nếu bỏ thuốc có thể gây biến chứng, làm chobệnh trầm trọng thêm như bệnh động kinh là một ví dụ.6. Dùng thuốc cũ chữa bệnh mớiĐây là lỗi thường gặp ở nhóm người dùng thuốc kháng sinh, dùng thuốc cũ hết hạn hoặckhông đúng chủng loại, khi bệnh đỡ là bỏ thuốc hoặc giảm liều. Hậu quả làm cho khuẩnkháng thuốc và làm cho lần điều trị tiếp theo gặp khó khăn. Theo khuyến cáo thì khi dùngthuốc kháng sinh phải uống đúng chủng loại, đúng liều, đúng thời gian như quy định.7. Tự ý dùng thuốc ức chế thần kinhRất nhiều người đã tự ý dùng thuốc hướng thần, mặc dù bản thân không mắc bệnh thầnkinh. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí của Viện Y học quốc gia Mỹ thì những ngườikhông mắc các loại bệnh như: tâm thần phân liệt, các loại bệnh rối loạn thần kinh nghiêmtrọng thì tuyệt đối không được dùng nhóm thuốc hướng thần để chữa các loại bệnh này.Những người mắc bệnh nên sử dụng các liệu pháp an toàn để thay thế. Chỉ khi các cốgắng đều không mang lại kết quả thì mới dùng những loại thuốc này.8. Uống canxi lúc đóiCanxi là một trong những chất khoáng cơ thể cần để giúp xương phát triển, nó tạo ra mộtloại muối có tên là carbonate. Dạ dày cần nhiều HCl để bẻ gãy carbonat canxi. Vì vậy,nếu uống canxi vào lúc đói sẽ gây bất lợi. Nên uống vào lúc no để giúp dạ dày sản xuấtnhiều acid nói trên mới hấp thụ được canxi.9. Bỏ thuốcRất nhiều người ngại cả đi khám bệnh lẫn uống thuốc, kết quả vừa không khỏi bệnh lạitốn tiền, tốn thời gian. Theo nghiên cứu do Trung tâm kiểm soát và Phòng chống dịchbệnh Mỹ (CDC) thực hiện mới đây cho thấy, có tới 65% các bậc cha mẹ bỏ thuốc chữabệnh eczema cho trẻ ngay sau khi 3 ngày dùng thuốc. Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ trongviệc sử dụng thuốc, bởi lẽ eczema là căn bệnh phải điều trị dài kỳ và thường xuyên mớikhỏi.10. Tự khám bệnh cho mìnhĐây là sai lầm thứ 10 chứ chưa phải là sai lầm cuối cùng, đó là việc tự khám bệnh chobản thân và tự mua thuốc về điều trị. Nhẹ thì bệnh ngứa ngáy và nặng thì bệnh tim mạch,cao huyết áp… mọi người nên đi khám, tư vấn và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn củachuyên khoa nhằm mang lại hiệu quả điều trị lẫn hạn chế những rủi ro xấu có thể xảy ra. KHẮC HÙNG Theo RD- 2010 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp chữa bệnh theo y học cổ truyền thuốc từ ngải cứu cách chữa đau thần kinh liên sườn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnhTài liệu có liên quan:
-
Các thuốc làm chậm quá trình tiến triển đái tháo đường
3 trang 33 0 0 -
Bệnh vảy nến: Cẩn trọng và kiên trì khi dùng thuốc
4 trang 32 0 0 -
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp
11 trang 32 0 0 -
Nước biển có khă năng làm lành vết thương không?
3 trang 29 0 0 -
Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo đường
4 trang 26 0 0 -
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
2 trang 26 0 0 -
Trà dược - Dùng đúng cách mới hiệu quả
3 trang 25 0 0 -
Đau lưng kinh niên làm giảm trí thông minh
1 trang 25 0 0 -
2 trang 24 0 0
-
Những ngộ nhận không dễ chịu về thực phẩm
3 trang 24 0 0 -
Những món cháo giải nhiệt trong ngày hè
3 trang 23 0 0 -
Xoa bóp, bấm huyệt chữa bệnh - Dễ làm, hiệu quả (Kỳ II)
3 trang 21 0 0 -
Xoa bóp chữa trị u xơ tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
3 trang 21 0 0 -
Ung thư ruột - hiểu biết và phòng tránh
3 trang 21 0 0 -
Hướng dẫn bệnh thường gặp và cách phòng ngừa ở người già
5 trang 20 0 0 -
Phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành: Những điều cần biết
3 trang 20 0 0 -
Thuốc và rượu - Hãy cảnh giác!
3 trang 19 0 0 -
Vận động hợp lý để bảo vệ khớp
3 trang 19 0 0 -
Xoa bóp bấm huyệt chữa liệt mặt
3 trang 19 0 0 -
Tự xoa bóp phòng ngừa thiếu máu cơ tim
2 trang 19 0 0