
5 lỗi chăm bé sơ sinh chị em nên tránh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
5 lỗi chăm bé sơ sinh chị em nên tránh 5 lỗi chăm bé sơ sinh chị em nên tránhHiện nay, khi chăm bé sơ sinh rất nhiều bậc cha mẹ vẫn đang áp dụng những kinhnghiệm chẳng giống ai.Đến thăm một cô bạn vừa sinh con gái đầu lòng, tôi ‘sốc ngược’ khi thấy cuốngrốn của bé được treo lửng lơ dưới bóng đèn. Khi tôi hỏi về chuyện này, bạn phânbua: “Mẹ chồng bảo làm thế bé lớn lên sẽ sáng dạ và có hiếu với cha mẹ nên nằngnặc đòi thực hiện”. Dù bạn tôi chẳng có chút niềm tin nào với bí kíp đó, nhưng vìsợ bà phật lòng lại quay ra giận dỗi, để ấm nhà yên cửa, bạn vẫn nghe theo.Khi tôi kể lại chuyện này với một chị bác sĩ sản khoa thân quen, chị cười vang vànói đó là ‘chuyện lạ’ thường ngày ở huyện với rất nhiều cha mẹ, nhất là nhữngngười mới ‘lên chức’. Rồi chị mở rộng tầm mắt cho tôi bằng một list dài bí kíp‘quái’ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, được chị góp nhặt nhiều năm trong nghề. Mới thấy,chẳng riêng gì bạn tôi, rất nhiều bậc cha mẹ khác vẫn đang áp dụng những kinhnghiệm chẳng – giống – ai để chăm bé sơ sinh.Nhiều bậc cha mẹ vẫn đang áp dụng kinh nghiệm chẳng giống ai khi chăm bé sơsinh.Dưới đây, tôi xin liệt kê ra một số lỗi chăm bé sơ sinh đã ‘lỗi thời’ để chị em biếtvà nên tránh:1. Treo cuống rốnKhông có một cơ sở khoa học nói rằng treo cuống rốn của trẻ cạnh đèn hay gươnglà trẻ thông minh. Đây hoàn toàn là kinh nghiệm mê tín của một số người. Sựthông minh của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gen di truyền, giáo dục, môitrường sống, chất dinh dưỡng…Việc treo cuống rốn không có tác dụng gì mà còn ảnh hưởng tới sự trong lành tạiphòng bé. Cuống rốn để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, thậm chí cómùi và ruồi muỗi. Tốt nhất nếu muốn giữ cuống rốn làm “kỷ niệm” bạn nên chôntrong vườn hoặc chậu cây cảnh, bồn hoa…2. Nằm phòng tối sau sinhNhiều người quan niệm, sau sinh mẹ và bé nên nằm ở phòng tối, kín gió. Nhưngthực tế, căn phòng thiếu ánh sáng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trongcăn phòng tối này, mẹ khó phát hiện vàng da sớm ở bé. Nhiều trường hợp khimang bé ra ánh sáng thì nhận ra bé bị vàng da nặng tới lòng bàn tay bàn chân, hậuquả là nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh tâm thần rất cao.Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, làm trẻ khóc đêmliên lục, dễ giật mình, ọc sữa, còi xương… Trong phòng tối mẹ cũng khó phát hiệnnhững bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt vànhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơnhiễm trùng sẽ rất cao.3. Dùng than sưởi sau sinhTheo quan niệm cũ, nằm than có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và sản phụ cứng cáphơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nằm than sau sinh lợi ít, hại nhiều.Than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2. Người mẹ có sức chịu đựng, có thểkhông bị ảnh hưởng CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 dễ bị ngạt,nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ…4. 6 tuần đầu, cách ly bé hoàn toàn với bên ngoàiKhông ít ông bố bà mẹ giam con trong nhà 24/24 trong vòng 6 tuần đầu để tránhnắng, gió…. Đây lại là một lỗi ngớ ngẩn khác. Nên cho trẻ làm quen dần với môitrường xung quanh trong tuần thứ hai. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ra ngoàiquá lâu. Cho trẻ ra ngoài vào những thời điểm thích hợp như từ 9 – 10h hoặc từ15h – 16h, khi thời tiết không quá lạnh và cũng không quá nóng. Lưu ý mặc quầnáo cho trẻ phù hợp với điều kiện thời tiết.5. Băng kín rốn của trẻThật sai lầm khi nghĩ rằng băng kín rốn trẻ sơ sinh giúp bảo vệ rốn bé tối ưu nhất.Sự thật, việc băng kín rốn sẽ tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi, phát triển của vitrùng, dễ gây nhiễm trùng rốn và làm chậm quá trình rụng rốn của bé.Tốt nhất, khi quấn tã cho bé, mẹ nên quấn tã dưới rốn để hở rốn cho bé. Chỉ phủlớp vải mỏng lên rốn để dễ bề quan sát, giúp rốn mau khô, nhanh rụng, ít nhiễmtrùng và ít tạo chồi rốn.Trong thời gian bé chưa rụng rốn, khi tắm tránh làm ướt rốn. Nếu ướt, phải thaybăng rốn ngay cho bé. Rốn bé sơ sinh có mủ và có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm,cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
5 lỗi chăm bé sơ sinh chị em nên tránh mẹ và bé sức khỏe trẻ em chăm sóc trẻ em kiến thức y học trẻ sơ sinhTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
4 trang 148 0 0
-
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 1 - NXB Y học
57 trang 87 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
Giáo trình Nhi khoa y học cổ truyền: Phần 2 - NXB Y học
32 trang 66 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh vàng da tăng Bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bệnh nhi
39 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em: Phần 2
89 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Đồ chơi giúp trẻ phát triển thế nào?
3 trang 49 0 0 -
Khi nào nên tập cho bé đánh răng
3 trang 48 0 0 -
Cách nuôi dạy khả năng trí tuệ của trẻ
0 trang 48 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 47 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0