Danh mục tài liệu

6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 175.47 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Điều kiện hoàn hảo và tình thương yêu của cha mẹ chưa chắc đã là thuốc bổ cho sự phát triển của con. Bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng, trở thành người tự lập và trách nhiệm khi trưởng thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy con6 lỗi lớn phụ huynh cần tránh khi dạy conĐiều kiện hoàn hảo và tình thương yêu của cha mẹ chưachắc đã là thuốc bổ cho sự phát triển của con.Bậc làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có mộttương lai tươi sáng, trở thành người tự lập và trách nhiệmkhi trưởng thành... Chính những kỳ vọng đó của cha mẹ đôikhi dẫn đến những sai lầm khi dạy con.1. Nuông chiều làm hư conCha mẹ nào cũng thương yêu con cái và luôn muốn dànhcho con những điều tốt đẹp nhất. Nhưng sự quan tâm,nuông chiều con một cách thái quá khiến những đứa trẻkhông thể lớn lên, hình thành nhân cách mà luôn luôn trongvòng tay che chở của cha mẹ.Với tâm lý mong muốn cho con được bằng bạn bằng bè,cha mẹ luôn cố gắng đáp ứng mọi yêu cầu của con. Khi làmđiều đó, không phải phụ huynh nào cũng ý thức được rằngmình đang làm hại con chứ không phải thương con.Đặc biệt sự nuông chiều con thái quá còn ảnh hưởng xấuđến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Những đứa trẻ đượccha mẹ quá bao bọc và cưng chiều từ bé sẽ có thói quensống ỷ lại, không biết tự lo và sắp xếp cuộc sống. Thậmchí, có bé tính cách sẽ rất ngang tàng, phá phách.Nuôi dưỡng và lo lắng cho con là trách nhiệm của tất cả cácbậc cha mẹ. Nhưng để con tự tin, sẵn sàng đối mặt vớinhững sóng gió khi trưởng thành thì rất cần sự uốn nắn củacha mẹ ngay từ nhỏ. Con cái như những viên ngọc quý củacha mẹ, nhưng nếu cha mẹ không thường xuyên rèn dũa thìviên ngọc ấy sẽ không sáng đẹp.Tính kỷ luật không đồng nghĩa với những hình thức phạtnặng nề, đánh mắng hay kiểm soát trẻ gắt gao. (Ảnh minhhọa).2. Thiếu kỷ luật với conDù con ở độ tuổi nào, bạn cũng cần phải đặt ra cho connhững kỷ luật nhất định để đưa con vào nền nếp. Rất nhiềuphụ huynh khi xử phạt con chỉ dọa nạt vài câu hoặc qua loacho xong chuyện. Hành động như thế không có tính răn đecao, lâu dần trẻ sẽ không sợ việc bị cha mẹ quở trách.Tính kỷ luật không đồng nghĩa với những hình thức phạtnặng nề, đánh mắng hay kiểm soát con quá gắt gao...Những hình phạt quá nghiêm khắc chỉ có tác dụng ngượcvà khiến con có những phản ứng xấu.Muốn con ngoan, hãy dạy con tính kỷ luật và phạt conđúng lúc. Nếu bạn không làm điều đó chắc chắn sẽ cónhiều người không hài lòng với cách sống và ứng xử củacon bạn sau này.3. Sai lầm khi rèn con tinh thần trách nhiệmGiao cho con làm một số công việc phù hợp với lứa tuổi,chính là cách đơn giản nhất để bạn dạy con tinh thần tráchnhiệm. Nhưng nhiều phụ huynh khi giao việc cho conthường kèm theo những phần thưởng không nên có. Vínhư, rất nhiều phụ huynh tranh thủ thưởng con bằng mộtkhoản tiền nho nhỏ, nếu có nhờ con dọn dẹp nhà cửa hayrửa bát lúc vắng nhà... đó thực sự không phải là cách làmthông minh.Rèn tính trách nhiệm cho con, trong mỗi việc làm bạn nênđộng viên, khuyến khích trẻ cố gắng hoàn thành. Nếu nhưtrẻ gặp khó khăn thì cha mẹ có thể dùng lời chỉ dẫn nhưngtuyệt đối không làm thay khiến trẻ hình thành thói quen ỷlại. Tốt nhất, hãy phân tích để con hiểu rằng con là mộtphần của gia đình, do đó, con phải có trách nhiệm với cácthành viên khác trong gia đình, với mọi công việc nhà cũngnhư vun vén, tạo hòa khí hạnh phúc cho cả gia đình.4. Không quan tâm đến thời gian con ở trườngNgoài khoảng thời gian bên gia đình, trường học là nơi gắnbó với con bạn nhiều nhất. Đó cũng là nơi có ảnh hưởnglớn trong việc phát triển và hình thành nhân cách của con.Vì vậy, sẽ thật sai lầm nếu sáng bạn đưa con đến trường,chiều đón về mà không quan tâm gì khác.Thường xuyên liên lạc với giáo viên là cách gián tiếp bạnthể hiện sự quan tâm và tình yêu bạn dành cho con. Hơnnữa, việc làm này còn mang lại lợi ích thiết thực cho bạn,khi tạo được mối quan hệ tốt với giáo viên, bạn sẽ nhanhchóng biết được những biểu hiện và thay đổi khác lạ củacon để có sự can thiệp kịp thời.5. Quá kỳ vọng vào conCha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được một tươnglai tươi đẹp, thậm chí phải trở thành ‘ông nọ, bà kia. Chínhđiều ấy đã gây cho trẻ ít nhiều áp lực bởi những đòi hỏicũng như kỳ vọng vượt quá khả năng của trẻ.Đánh giá đúng khả năng của con giúp bạn không có nhữngảo tưởng để rồi thất vọng về con. Dẫu rằng, tâm lý chungcủa các bậc cha mẹ đều mong muốn con ‘hơn người, thếnhưng, chính áp lực và kỳ vọng quá lớn của cha mẹ vô tìnhtạo nên bức tường ngăn cách với con, khiến con có nguy cơmắc bệnh tâm lý, sống thu mình và ác cảm hơn.6. Không là người vợ hay chồng tốtCách bạn đối xử với vợ hay chồng sẽ ảnh hưởng rất nhiềuđến lối sống, cách xử sự cũng như các mối quan hệ của consau này. Nếu vợ chồng bạn thường xuyên chọn giải pháptranh cãi để giải quyết mâu thuẫn, chắc chắn con bạn saunày sẽ đối xử với bạn đời y như thế.Khi bạn đối xử với vợ hoặc chồng nhẹ nhàng, tinh tế và tôntrọng, trẻ sẽ biết nâng niu giá trị gia đình, cảm nhận hạnhphúc và thấy ấm áp, an toàn hơn.Theo Eva.vn ...

Tài liệu được xem nhiều: