Danh mục tài liệu

An toàn vệ sinh lao động nghề Hàn công nghệ cao dành cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Số trang: 69      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung cuốn tài liệu này đề cập tới các nguy cơ gây tai nạn lao động và biện pháp an toàn trong quá trình tác nghiệp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn và sự cố kỹ thuật trong lĩnh vực hàn; tài liệu này cũng được dùng cho giáo viên của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động giảng dạy an toàn vệ sinh lao động nghề hàn cho người lao động trước khi đi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp ở nước ngoài làm việc để họ có thể nhận biết được những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn và nắm được các biện pháp đề phòng tai nạn lao động, phù hợp với thực tế công việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
An toàn vệ sinh lao động nghề Hàn công nghệ cao dành cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài GIÁO TRÌNH AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHỀ HÀN CÔNG NGHỆ CAO LỜI MỞ ĐẦU Cuốn tài liệu “An toàn vệ sinh lao động nghề hàn công nghệ cao dành chongười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” được Cục Quản lý lao độngngoài nước biên soạn nhằm huấn luyện cho người lao động đảm bảo an toàn lao độngtrước khi đi làm việc trong lĩnh vực hàn. Nội dung cuốn tài liệu đề cập tới các nguy cơ gây tai nạn lao động và biệnpháp an toàn trong quá trình tác nghiệp nhằm ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn vàsự cố kỹ thuật trong lĩnh vực hàn; tài liệu này cũng được dùng cho giáo viên của cácdoanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động giảng dạy an toàn vệ sinh laođộng nghề hàn cho người lao động trước khi đi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệpở nước ngoài làm việc để họ có thể nhận biết được những nguy cơ có thể xảy ra tainạn và nắm được các biện pháp đề phòng tai nạn lao động, phù hợp với thực tế côngviệc. Cục Quản lý lao động ngoài nước chúc các bạn thành công! Trang 1 GIÁO TRÌNH AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHỀ HÀN CÔNG NGHỆ CAO CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOA HỌC BẢO HỘ LAO ĐỘNG1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xãhội, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ vớicon người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. 1.1.2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất cóảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người laođộng, gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể là: - Điện cao áp – Cháy - Nổ - Khói ngạt - Nước ngập - Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi. - Các yếu tố hoá học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. - Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn. - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố tâm lý không thuận lợi ... - Máy - Thiết bị hết thời gian làm việc, không kiểm tra định kỳ. 1.1.3. Tại nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do tác động đột ngột từbên ngoài, làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bìnhthường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người ngaytức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng được gọi là tại nạn lao động. 1.1.4. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khoẻ của người lao động, bÖnh tËt gây rado tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, lªn trªn cơ thểngười lao động.1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.2.1. Mục đích – ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹthuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sảnxuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngănngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sức khoẻ cũng nhưnhững thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và Trang 2 GIÁO TRÌNH AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG NGHỀ HÀN CÔNG NGHỆ CAO tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.2.2. ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác, việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo. 1.2.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động có 3 tính chất: - Tính chất khoa học kỹ thuật: Vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật. - Tính chất pháp lý: Thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền ...

Tài liệu có liên quan: