Danh mục

Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.36 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" nhằm mục đích điều tra tác động của các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương đối với phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng cộng có 300 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng một phần đến phát triển du lịch bền vững trong khi trình độ học vấn cho thấy đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tất cả các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nguyễn Đình Uông1 Tóm tắt: Cư dân đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch bền vững, nhưng sự hỗ trợ của cư dân đối với phát triển du lịch bền vững là chìa khóa quyết định đến thành công của điểm đến du lịch. Nhiều tác giả đã nghiên cứu những đặc điểm nhân khẩu học của cư dân đối với tác động của phát triển du lịch bền vững từ các góc độ khác nhau. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương đối với phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng cộng có 300 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng một phần đến phát triển du lịch bền vững trong khi trình độ học vấn cho thấy đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tất cả các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Sự hài lòng của cư dân chịu ảnh hưởng của ba khía cạnh trong phát triển du lịch bền vững gồm Văn hóa- Xã hội, Kinh tế và Thể chế. Từ khóa: Đặc điểm nhân khẩu học, Phát triển du lịch bền vững, Du lịch bền vững, Sự hài lòng.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đãđề cập rõ đến chiến lược biến du lịch thành ngành kinh tế chính, với đóng góp ngàycàng lớn vào cơ cấu GDP. Chiến lược này nhấn mạnh việc phát triển du lịch theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm và điểm mạnh, đồng thời khuyến khíchphát triển du lịch bền vững liên kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá,dân tộc; duy trì cảnh quan, bảo vệ môi trường; thúc đẩy xã hội hóa, huy động tất cảnguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; và khai thác tối đa tiềmnăng và điểm mạnh đặc trưng của từng vùng, miền trong cả nước. Du lịch đóng vaitrò quan trọng trong việc tạo ra nhiều lợi ích cho đất nước, có thể đóng góp đặc biệtquan trọng cho việc đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên hợp quốcđã đề ra từ năm 2000. Mặt khác du lịch được xem là một trụ cột quan trọng của nềnkinh tế góp phần đạt được các mục tiêu bền vững, từ đó thúc đẩy du lịch bền vữngtrở thành ưu tiên của nhiều tổ chức và quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển(Trupp và Dolezal, 2020). Bên cạnh đó mặc dù ngành công nghiệp du lịch phụ thuộcvào môi trường nhưng nó cũng là một trong những ngành công nghiệp phá hủy môitrường tự nhiên (Sarac, Batman và Kiper, 2019). Vì mọi người tiếp xúc với tiêu thụ1 Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 433trong mọi lĩnh vực, họ được định hình để tiêu thụ mà không suy nghĩ đồng nghĩa vớivăn hóa tiêu thụ đã trở nên phổ biến trong các hoạt động du lịch (Çakmak và Sevinç,2018). Đại dịch COVID-19 có thể được xem xét như một cảnh báo và một cơ hội;đó là một lời kêu gọi đối với các quốc gia và khách du lịch hưởng ứng một phongtrào nhận thức, nhấn mạnh các vấn đề hiện tại trong ngành du lịch và mở đường chomột hướng mới hướng tới du lịch có tâm hơn và ý nghĩa hơn (Stankov, Filimonau vàVujičić, 2020). Do đó, du lịch bền vững được coi là một phần quan trọng của pháttriển bền vững theo quan điểm của Liên hợp quốc và theo hướng của Chiến lượcphát triển bền vững ở Việt Nam, như được thể hiện trong Chương trình Nghị sự 21của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) được coi là mộtmục tiêu quan trọng, như Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ trong Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/04/2012, với yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đấtnước; đồng thời, đảm bảo sự cân bằng hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảovệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.PTDLBV được xem là một trong những khía cạnh quan trọng của phát triển kinh tếbền vững, tạo việc làm và giúp giảm nghèo. Đóng vai trò như một nhân tố kích thíchcho sự phát triển kinh tế - xã hội, PTDLBV có ảnh hưởng đáng kể đến các lĩnh vựcchính của các quốc gia đang phát triển như giao thông, truyền thông, cơ sở hạ tầng,xây dựng, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng,… (Humeniuk và cộng sự, 2021).Sự nhận thức của cư dân địa phương qua các đặc điểm về nhân khẩu học đóng mộtvai trò vô cùng quan trọng trong PTDLBV bởi những lợi ích mà du lịch bền vữngmang lại (McCabe và Johnson, 2013). Bên cạnh đó với sự đa dạng về nhân khẩu họcnhư trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi và thu nhập của cư dân đã làm cho ngành dulịch có sự phát triển một cách vượt bậc với tổng thu trước đại dịch Covid-19 chiếmgần 9,2% GDP (Tổng cục Du lịch, 2019). Hiểu rõ về ảnh hưởng của các đặc điểmnhân khẩu học của cư dân có ảnh hưởng như thế nào đến PTDLBV là một đòi hỏihết sức cấp thiết không chỉ góp phần PTDLBV mà còn giúp ích cho việc xây dựngcác chính sách cũng như kế hoạch quản lý du lịch bền vững một cách phù hợp (Leevà cộng sự, 2009, 2018). Trong bối cảnh này, huyện Long Điền thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, giáp ranh với huyện Đất Đỏ, nằm ở vị trí đồng bằng ven biển, được xemlà có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững. Huyệncó bốn không gian chính để phát triển du lịch bao gồm không gian văn hoá LongĐiền, không gian sông Cửa Lấp, không gian biển Long Hải - Phước Tỉnh và khônggian núi Châu Viên, cùng với các di tích lịch sử và nghề truyền thống như nghề đúcđồng, làm bánh tránh, bánh hỏi. Mặc dù huyện có nguồn tài nguyên du lịch phongphú, nhưng việc khai thác hiệu quả và phát triển du lịch bền vững đòi hỏi một qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: