Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 80.00 KB
Lượt xem: 37
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết, về thân phận con người nhỏ nhoi, đơn độc trong cuộc đời phi lí, hư vô; ảnh hưởng của Phật giáo với triết lí vô thường vô ngã, kiếp luân hồi, từ bi hỉ xả tới âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 169-176 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ PHẬT GIÁO TRONG ÂM NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ mở đầu cho dòng tân nhạc Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là triết lí nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về chiến tranh, thân phận con người và tình yêu. Những triết lí đó mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết, về thân phận con người nhỏ nhoi, đơn độc trong cuộc đời phi lí, hư vô; ảnh hưởng của Phật giáo với triết lí vô thường vô ngã, kiếp luân hồi, từ bi hỉ xả tới âm nhạc Trịnh Công Sơn. Từ khóa: Âm nhạc Trịnh Công Sơn, chủ nghĩa hiện sinh, Phật giáo, chiến tranh, thân phận con người, cái chết, hư vô, vô thường, luân hồi, tình yêu. 1. Mở đầu Trong những biến động dữ dội của Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, Trịnh Công Sơn xuất hiện như một hiện tượng âm nhạc đặc biệt. Với những bản tình ca đậm chất nhân văn về tình yêu, cuộc đời, về thân phận con người, về sự sống và cái chết,. . . người nhạc sĩ tài hoa ấy đã mang lại cơn gió lạ làm dịu đi những ngột ngạt thời cuộc, lay động lòng người, đánh thức những con tim yêu thương đồng loại. Trong những sáng tác của ông, ẩn chứa sau ca từ và giai điệu nhẹ nhàng là triết lí nhân sinh sâu sắc mang hơi thở của thời đại và sự tích hợp tinh hoa văn hóa Đông Tây. Đặc biệt, chủ nghĩa hiện sinh phương Tây và Phật giáo phương Đông đã in dấu ấn khá đậm nét trong triết lí của ông, góp phần làm nên nét đặc sắc của âm nhạc Trịnh Công Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong âm nhạc Trịnh Công Sơn 2.1.1. Chủ nghĩa hiện sinh và sự du nhập của nó vào miền Nam Việt Nam Ngày nhận bài 5/5/2013. Ngày nhận đăng 25/8/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Toan, e-mail: fantuananh@gmail.com 169 Nguyễn Thị Toan Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) là một trào lưu triết học nhân bản phi duy lí phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỉ XX. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh phản ánh mâu thuẫn sâu sắc của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nỗi đớn đau tê dại của con người sau đổ vỡ hoang tàn của hai cuộc chiến tranh thế giới, những khủng hoảng do mặt trái của khoa học công nghệ mang lại và sự bất lực của con người trước ý nghĩa của tồn tại người. Đó là tiếng nói của tầng lớp trí thức tư sản, tiểu tư sản khắc khoải muốn vượt lên chính mình, nhập cuộc, dấn thân vào thế giới bi thảm, vô nghĩa và phi lí để tìm về nhân vị con người với tất cả sự phong phú, đa dạng của chủ thể tính. Trong chủ nghĩa hiện sinh, con người là một sinh vật nhỏ nhoi, hữu hạn bị quẳng vào thế giới tàn khốc, tự do kiến tạo nên mình, tự do lựa chọn bản chất của chính mình trong những dự phóng không cùng vào tương lai bất định. Xung đột với Thượng đế, với tự nhiên, với tha nhân và với chính bản thân mình khiến con người cảm thấy cô đơn trong hiện hữu và chạm trán với hố thẳm hư vô của cuộc đời. Trống rỗng, cô đơn, buồn chán trước thân phận mong manh và hiện thực bi thảm là tâm trạng chung của con người hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh vào miền Nam Việt Nam từ giữa thế kỷ XX và dần trở thành trào lưu tư tưởng có sức hấp dẫn lớn đối với đông đảo trí thức, thanh niên. Tới giai đoạn 1961 – 1975, triết học hiện sinh được thể hiện rộng rãi qua các tác phẩm văn học nghệ thuật nên càng có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng hệ tư tưởng duy linh nhân vị, không khí ngột ngạt của chiến tranh tàn khốc, sự bế tắc đến cùng quẫn trong đời sống tinh thần của nhân dân. . . khiến cho triết học hiện sinh bám rễ sâu và phát triển mạnh mẽ hơn trong xã hội. Văn học nghệ thuật hiện sinh thời kì này viết nhiều về đời sống nội tâm của con người với nỗi buồn đau trĩu nặng, sự mong manh của kiếp người, sự xa lạ của thế nhân, sự đổ vỡ của niềm tin và ước vọng, sự vô định của đời sống, nỗi tuyệt vọng về cái chết... Trịnh Công Sơn đã học triết học tại trường Lyceè Jacques Rosseau của Pháp tại Sài Gòn. Bởi vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã đi vào trong các sáng tác của ông như một lẽ tự nhiên. 2.1.2. Nhạc Trịnh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết Sinh ra và lớn lên trong lòng cuộc chiến tàn khốc, hàng ngày phải đối diện với những bi thảm của chiến tranh, âm nhạc Trịnh Công Sơn chất chứa nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết. Trịnh là chứng nhân lịch sử. Trái tim người nghệ sĩ khắc khoải, âu lo, chết lịm trước đổ vỡ hoang tàn của q ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 169-176 ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÀ PHẬT GIÁO TRONG ÂM NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ mở đầu cho dòng tân nhạc Việt Nam hiện đại. Một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là triết lí nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về chiến tranh, thân phận con người và tình yêu. Những triết lí đó mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo. Bài viết này phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết, về thân phận con người nhỏ nhoi, đơn độc trong cuộc đời phi lí, hư vô; ảnh hưởng của Phật giáo với triết lí vô thường vô ngã, kiếp luân hồi, từ bi hỉ xả tới âm nhạc Trịnh Công Sơn. Từ khóa: Âm nhạc Trịnh Công Sơn, chủ nghĩa hiện sinh, Phật giáo, chiến tranh, thân phận con người, cái chết, hư vô, vô thường, luân hồi, tình yêu. 1. Mở đầu Trong những biến động dữ dội của Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, Trịnh Công Sơn xuất hiện như một hiện tượng âm nhạc đặc biệt. Với những bản tình ca đậm chất nhân văn về tình yêu, cuộc đời, về thân phận con người, về sự sống và cái chết,. . . người nhạc sĩ tài hoa ấy đã mang lại cơn gió lạ làm dịu đi những ngột ngạt thời cuộc, lay động lòng người, đánh thức những con tim yêu thương đồng loại. Trong những sáng tác của ông, ẩn chứa sau ca từ và giai điệu nhẹ nhàng là triết lí nhân sinh sâu sắc mang hơi thở của thời đại và sự tích hợp tinh hoa văn hóa Đông Tây. Đặc biệt, chủ nghĩa hiện sinh phương Tây và Phật giáo phương Đông đã in dấu ấn khá đậm nét trong triết lí của ông, góp phần làm nên nét đặc sắc của âm nhạc Trịnh Công Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong âm nhạc Trịnh Công Sơn 2.1.1. Chủ nghĩa hiện sinh và sự du nhập của nó vào miền Nam Việt Nam Ngày nhận bài 5/5/2013. Ngày nhận đăng 25/8/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Toan, e-mail: fantuananh@gmail.com 169 Nguyễn Thị Toan Chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) là một trào lưu triết học nhân bản phi duy lí phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỉ XX. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh phản ánh mâu thuẫn sâu sắc của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nỗi đớn đau tê dại của con người sau đổ vỡ hoang tàn của hai cuộc chiến tranh thế giới, những khủng hoảng do mặt trái của khoa học công nghệ mang lại và sự bất lực của con người trước ý nghĩa của tồn tại người. Đó là tiếng nói của tầng lớp trí thức tư sản, tiểu tư sản khắc khoải muốn vượt lên chính mình, nhập cuộc, dấn thân vào thế giới bi thảm, vô nghĩa và phi lí để tìm về nhân vị con người với tất cả sự phong phú, đa dạng của chủ thể tính. Trong chủ nghĩa hiện sinh, con người là một sinh vật nhỏ nhoi, hữu hạn bị quẳng vào thế giới tàn khốc, tự do kiến tạo nên mình, tự do lựa chọn bản chất của chính mình trong những dự phóng không cùng vào tương lai bất định. Xung đột với Thượng đế, với tự nhiên, với tha nhân và với chính bản thân mình khiến con người cảm thấy cô đơn trong hiện hữu và chạm trán với hố thẳm hư vô của cuộc đời. Trống rỗng, cô đơn, buồn chán trước thân phận mong manh và hiện thực bi thảm là tâm trạng chung của con người hiện sinh. Chủ nghĩa hiện sinh vào miền Nam Việt Nam từ giữa thế kỷ XX và dần trở thành trào lưu tư tưởng có sức hấp dẫn lớn đối với đông đảo trí thức, thanh niên. Tới giai đoạn 1961 – 1975, triết học hiện sinh được thể hiện rộng rãi qua các tác phẩm văn học nghệ thuật nên càng có ảnh hưởng sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng hệ tư tưởng duy linh nhân vị, không khí ngột ngạt của chiến tranh tàn khốc, sự bế tắc đến cùng quẫn trong đời sống tinh thần của nhân dân. . . khiến cho triết học hiện sinh bám rễ sâu và phát triển mạnh mẽ hơn trong xã hội. Văn học nghệ thuật hiện sinh thời kì này viết nhiều về đời sống nội tâm của con người với nỗi buồn đau trĩu nặng, sự mong manh của kiếp người, sự xa lạ của thế nhân, sự đổ vỡ của niềm tin và ước vọng, sự vô định của đời sống, nỗi tuyệt vọng về cái chết... Trịnh Công Sơn đã học triết học tại trường Lyceè Jacques Rosseau của Pháp tại Sài Gòn. Bởi vậy, chủ nghĩa hiện sinh đã đi vào trong các sáng tác của ông như một lẽ tự nhiên. 2.1.2. Nhạc Trịnh với nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết Sinh ra và lớn lên trong lòng cuộc chiến tàn khốc, hàng ngày phải đối diện với những bi thảm của chiến tranh, âm nhạc Trịnh Công Sơn chất chứa nỗi ám ảnh về chiến tranh và cái chết. Trịnh là chứng nhân lịch sử. Trái tim người nghệ sĩ khắc khoải, âu lo, chết lịm trước đổ vỡ hoang tàn của q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Âm nhạc Trịnh Công Sơn Chủ nghĩa hiện sinh Phật giáo Chiến tranh Thân phận con người Âm nhạc Việt NamTài liệu có liên quan:
-
Bài 13B. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN - 042011
101 trang 505 0 0 -
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ
422 trang 438 0 0 -
Giáo trình Lược sử Âm nhạc Việt Nam - Thuỵ Loan
128 trang 337 7 0 -
Phổ nhạc bài hát Cô bé mùa đông
2 trang 183 0 0 -
Tư liệu về sự nghiệp - Trịnh Công Sơn có một thời như thế: Phần 1
143 trang 178 1 0 -
Người hát rong qua nhiều thế hệ như Trịnh Công Sơn
410 trang 173 0 0 -
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 161 0 0 -
Tổng hợp một số Bài ca tuổi trẻ: Phần 1
89 trang 137 0 0 -
Giáo trình môn Lý thuyết âm nhạc cơ bản: Phần 2 - TS. Trịnh Hoài Thu (chủ biên)
25 trang 135 3 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thân phận con người trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
67 trang 99 0 0