Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của kết hợp cây dã quỳ (Tithonia Diversifolia) với cây mai dương (Mimosa Pigra) đến lượng thức ăn ăn vào và sinh trưởng của dê thịt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 511.08 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu nhằm bổ sung cây Mai dương vào khẩu phần ở mức 2% cho kết quả tăng khối lượng tốt nhất. Do đó cần khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng cây Mai dương và cây Dã quỳ trong khẩu phần ăn của dê thịt ngoài việc khắc phục tình trạng thiếu thức ăn còn làm đa dạng nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Khi cây Mai dương làm thức ăn cho dê được phổ biến sử dụng rộng rãi sẽ góp phần tích cực hạn chế sự xâm hại của loài cây này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của kết hợp cây dã quỳ (Tithonia Diversifolia) với cây mai dương (Mimosa Pigra) đến lượng thức ăn ăn vào và sinh trưởng của dê thịt. TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT ẢNH HƢỞNG CỦA KẾT HỢP CÂY DÃ QUỲ (TITHONIA DIVERSIFOLIA) VỚI CÂY MAI DƢƠNG (MIMOSA PIGRA) ĐẾN LƢỢNG THỨC ĂN ĂN VÀO VÀ SINH TRƢỞNG CỦA DÊ THỊT Nguyễn Thị Ngọc Trang Trường Đại học Kiên Giang Cây Dã quỳ có tên khoa học là Tithonia diversifolia (Hemsl.) A. Gray, là một cây thuộc họ cúc. Cây Dã quỳ được phát hiện ở Mexico và phân bố rộng rãi ở Trung và Nam Mỹ, châu Á và châu Phi, thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cây Dã quỳ trong tự nhiên gồm N, P, K với hàm lượng lần lượt là 3,5% , 0,37% và 4,1% tính trên vật chất khô (Jama và cs., 2000). Cây Dã quỳ có khả năng sản xuất sinh khối và phục hồi nhanh chóng sau khi cắt tỉa, cây phụ thuộc vào mật độ trồng, đất và tình trạng thực vật. Tiềm năng sinh khối làm thức ăn gia súc của cây Dã quỳ là 31,41 tấn / ha với khoảng cách trồng (0,75 0,75 m) và năng suất là 21,2 tấn/ha với khoảng cách trồng (1 0,75 m) (Ríos, 1998). Ở Việt Nam, Dã quỳ mọc hoang dại trên các vùng đất cao. Sản lượng protein thô mỗi năm từ Dã quỳ rất cao (6 tấn/ha). Tốc độ sinh trưởng của Dã quỳ là 0,69; 1,60; 1,68 và 2,31 cm/ngày ở các giai đoạn 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày tương ứng. Năng suất chất khô đáp ứng giá trị cao tại thời điểm thu hoạch là 60 ngày (Nguyễn Thị Thu Hồng, 2012). Cây Mai dương hay còn gọi là cây Trinh nữ Đầm lầy, tên khoa học là Mimosa pigra L., thuộc họ Mimosaceae, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Cây Mai dương là loài ngoại lai xâm lấn gây hại nguy hiểm, đe dọa đa dạng sinh học, hủy hoại môi trường ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây Mai dương đã trở thành loài nguy hiểm đối với môi trường và đa dạng sinh học ở nhiều nước thế giới từ nhiệt đới châu Phi đến châu Úc và khu vực đông nam Á (Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010). Báo cáo của Lonsdale và cs. (1989), cho thấy cây Mai dương có chứa hàm lượng mimosine ở mức 0,2% tính trên chất khô. Nguyen Thi Thu Hong và cs. (2008), đã phân tích hàm lượng tannin trong lá cây Mai dương (Mimosa pigra) biến động từ 5 đến 9% tính trên vật chất khô. Lá và thân non cây Mai dương có hàm lượng protein thô cao (20-22% tính theo vật chất khô). Sử dụng cây Mai dương trong khẩu phần của dê ngoài việc khắc phục tình trạng thiếu thức ăn còn làm phong phú nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Do đó, việc sử dụng cây Mai dương và cây Dã quỳ làm thức ăn cho dê thịt có thể làm giảm chi phí trong chăn nuôi dê thịt, đồng thời cũng sẽ góp phần hạn chế sự xâm hại và phát triển tràn lan của Mai dương. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm thực hiện Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2014 đến 7/2014 tại Trại thực nghiệm, Trường Đại học An Giang và mẫu phân tích được tiến hành tại Khu thí nghiệm trung tâm, Trường Đại học An Giang. 2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại, mỗi dê là một đơn vị thí nghiệm. Năm nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần ăn như sau: MP 0.0: Cây Dã quỳ ăn tự do (đối chứng); MP 0.5: Cây Dã quỳ ăn tự do và Mai dương 0,5% (khối lượng cơ thể, tính trên vật chất khô); 1508. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 MP 1.0: Cây Dã quỳ ăn tự do và Mai dương 1% (khối lượng cơ thể, tính trên vật chất khô); MP 1.5: Cây Dã quỳ ăn tự do và Mai dương 1,5% (khối lượng cơ thể, tính trên vật chất khô); MP 2.0: Cây Dã quỳ ăn tự do và Mai dương 2% (khối lượng cơ thể, tính trên vật chất khô). Thí nghiệm được tiến hành trong 105 ngày. Dê được cho ăn thức ăn mới trong 15 ngày để thích nghi trước khi bắt đầu thí nghiệm. Phương pháp tiến hành Thí nghiệm được tiến hành trên 15 dê đực lai (Bách Thảo cỏ) 3-4 tháng tuổi, có khối lượng trung bình là 11,2±0,92 kg. Các dê đều khỏe mạnh, được tẩy ký sinh trùng và tiêm phòng lở mồm long móng trước khi tiến hành thí nghiệm. Dê thí nghiệm được nuôi trong các chuồng cá thể và được cung cấp nước sạch tự do. Mỗi con nhốt trong ô chuồng kích cỡ (1,0 0,8 m), có vỉ lưới tách riêng phân và nước tiểu. Dê thí nghiệm có chế độ chăm sóc và vệ sinh như nhau. Thức ăn cho dê được cân vào mỗi buổi sáng và dê được ăn 50% khẩu phần lúc 8 giờ và 50% lúc 14 giờ. Tất cả dê thí nghiệm được cân 2 tuần/lần trong suốt thời gian thí nghiệm để thay đổi lượng thức ăn phù hợp theo từng khối lượng cơ thể. Nhu cầu dinh dưỡng của dê đáp ứng mức vật chất khô ăn vào là 3% khối lượng cơ thể tính trên vật chất khô/ngày. Cây Mai ...