Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống kích cỡ 5-10 cm ương trong bể composite
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 794.81 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm kích cỡ 5–10 cm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng 3 mật độ ương 500, 700 và 900 con/m3 với 3 lần lặp lại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống kích cỡ 5-10 cm ương trong bể composite Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3A, 2018, Tr. 151–160; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4373 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) GIỐNG KÍCH CỠ 5–10 cm ƯƠNG TRONG BỂ COMPOSITE Nguyễn Duy Quỳnh Trâm*, Nguyễn Khoa Huy Sơn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm kích cỡ 5–10 cm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng 3 mật độ ương 500, 700 và 900 con/m3 với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy cá ương ở mật độ thấp hơn (500 con/m3) có tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống đến 60 ngày nuôi cao hơn cá nuôi ở các mật độ cao (700 và 900 con/m3). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của cá nuôi ở mật độ 500 con/m3 cao hơn ở hai mật độ còn lại. Từ khoá: cá chẽm, lợi nhuận, mật độ ương, sinh trưởng, tỷ lệ sống 1 Đặt vấn đề Cá chẽm (Latescalcarifer Bloch, 1790) là loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Với đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng ngắn, sau 1 năm thả nuôi cá giống cỡ 4–5 cm, cá có thể đạt khối lượng 1,5–3 kg. Hơn nữa, thịt cá chẽm thơm ngon, giá thành cao nên loài này được nuôi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Malaysia, Australia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… [1, 3]. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hai năm trở lại đây số người nuôi cá chẽm tăng. Người dân đã bước đầu nuôi cá chẽm ở một số địa phương thuộc khu vực phía Bắc phá Tam Giang (Điền Hương, Điền Hải, Phong Hải, Phong Chương, Quảng Công, Hải Dương...) với hai hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ao và nuôi lồng. Các ao nuôi tại địa phương có diện tích trung bình 1.000–3.000 m2, mật độ nuôi 1–3 con/m2, kích cỡ giống thả l–3 cm [2]. Hiện nay, cá chẽm giống chỉ được sản xuất chủ yếu ở miền Nam như Vũng Tàu; Nam Trung Bộ như Nha Trang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…; còn tại miền Trung nông dân chưa chủ động được nguồn giống trong quá trình ương nuôi mà phải mua giống từ các nơi khác về cho nên việc chủ động về con giống đang gặp không ít khó khăn. Vì vậy, con giống đang là một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc nuôi đối tượng này. Quá trình ương cá giống có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả như thức ăn, các yếu tố môi trường, mật độ ương nuôi, trong đó mật độ ương nuôi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giống [5, 6, 11]. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm ra mật độ ương nuôi thích hợp * Liên hệ: nguyenduyquynhtram@huaf.edu.vn Nhận bài: 24–7–2017; Hoàn thành phản biện: 31–08–2017; Ngày nhận đăng: 31–08–2017 Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, Nguyễn Khoa Duy Sơn Tập 127, Số 3A, 2018 cho mỗi giai đoạn cá giống có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình ương cá chẽm giống. 2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu về sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) có kích cỡ 5–10 cm tại Trung tâm nghiên cứu Thủy sản Phú Thuận thuộc trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, tương ứng với 3 mật độ khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Mật độ ương ở nghiệm thức 1 là 500 con/m3 (M500), nghiệm thức 2 là 700 con/m3 (M700) và nghiệm thức 3 là 900 con/m3 (M900). Cá có khối lượng ban đầu 2,72 g/con được nuôi trong các bể composite có thể tích 10 m3 có gắn vòi sục khí. Thức ăn và nuôi dưỡng: cá chẽm giống được cho ăn thức ăn NUTRILIS C của hãng OCIALIS Việt nam có hàm lượng đạm thô 52 %, kích cỡ hạt 3 mm, và hàng ngày cho ăn 10 % trọng lượng thân cá, mỗi ngày cho ăn 2 lần. 2.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Xác định các yếu tố môi trường Trong quá trình ương chúng tôi đã xác định một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan và hàm lượng ammoniac bằng các dụng cụ chuyên dùng, thời gian và chu kỳ đo được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Các yếu tố môi trường và cách xác định STT Yếu tố môi trường Thời gian đo Chu kỳ đo 1 Nhiệt độ (°C) 7–8h và 14–15h Hàng ngày 2 pH 7–8h và 14–15h Hàng ngày 3 Độ kiềm (mg CaCO3/L) 7–8h 5 ngày/lần 4 Độ mặn (‰) 7–8h 5 ngày/lần 5 Oxy hòa tan (mg/L) 7–8h và 14–15h Hàng ngày 6 Hàm lượng NH3-N (mg/L) 7–8h 5 ngày/lần 152 Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 Xác định tốc độ sinh trưởng Để xác định tốc độ sinh trưởng (khối lượng và chiều dài) của cá chẽm, tiến hành thu mẫu ở tất cả các bể với số lượng 30 con/bể với định kỳ 15 ngày một lần. Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng - DWG (g/ngày) và chiều dài DLG (cm/ngày) cũng như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối – W (%) và L (%) tương ứng đã được tính toán theo các phương pháp thường quy. + DWG (g/ngày) trong đó W1 là khối lượng trung bình của cá tại thời điểm T1; W2 là khối lượng trung bình của cá tại thời điểm T2; T1, T2 là thời điểm cân cá. + DLG (cm/ngày) trong đó L1 là chiều dài trung bình của cá tại thời điểm T1; L2 là chiều dài trung bình của cá tại thời ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giống kích cỡ 5-10 cm ương trong bể composite Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3A, 2018, Tr. 151–160; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4373 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER BLOCH, 1790) GIỐNG KÍCH CỠ 5–10 cm ƯƠNG TRONG BỂ COMPOSITE Nguyễn Duy Quỳnh Trâm*, Nguyễn Khoa Huy Sơn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm kích cỡ 5–10 cm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng 3 mật độ ương 500, 700 và 900 con/m3 với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy cá ương ở mật độ thấp hơn (500 con/m3) có tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống đến 60 ngày nuôi cao hơn cá nuôi ở các mật độ cao (700 và 900 con/m3). Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của cá nuôi ở mật độ 500 con/m3 cao hơn ở hai mật độ còn lại. Từ khoá: cá chẽm, lợi nhuận, mật độ ương, sinh trưởng, tỷ lệ sống 1 Đặt vấn đề Cá chẽm (Latescalcarifer Bloch, 1790) là loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Với đặc tính dễ nuôi và thời gian sinh trưởng ngắn, sau 1 năm thả nuôi cá giống cỡ 4–5 cm, cá có thể đạt khối lượng 1,5–3 kg. Hơn nữa, thịt cá chẽm thơm ngon, giá thành cao nên loài này được nuôi ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Malaysia, Australia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… [1, 3]. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hai năm trở lại đây số người nuôi cá chẽm tăng. Người dân đã bước đầu nuôi cá chẽm ở một số địa phương thuộc khu vực phía Bắc phá Tam Giang (Điền Hương, Điền Hải, Phong Hải, Phong Chương, Quảng Công, Hải Dương...) với hai hình thức nuôi chủ yếu là nuôi ao và nuôi lồng. Các ao nuôi tại địa phương có diện tích trung bình 1.000–3.000 m2, mật độ nuôi 1–3 con/m2, kích cỡ giống thả l–3 cm [2]. Hiện nay, cá chẽm giống chỉ được sản xuất chủ yếu ở miền Nam như Vũng Tàu; Nam Trung Bộ như Nha Trang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận…; còn tại miền Trung nông dân chưa chủ động được nguồn giống trong quá trình ương nuôi mà phải mua giống từ các nơi khác về cho nên việc chủ động về con giống đang gặp không ít khó khăn. Vì vậy, con giống đang là một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc nuôi đối tượng này. Quá trình ương cá giống có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả như thức ăn, các yếu tố môi trường, mật độ ương nuôi, trong đó mật độ ương nuôi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giống [5, 6, 11]. Chính vì vậy, nghiên cứu tìm ra mật độ ương nuôi thích hợp * Liên hệ: nguyenduyquynhtram@huaf.edu.vn Nhận bài: 24–7–2017; Hoàn thành phản biện: 31–08–2017; Ngày nhận đăng: 31–08–2017 Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, Nguyễn Khoa Duy Sơn Tập 127, Số 3A, 2018 cho mỗi giai đoạn cá giống có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình ương cá chẽm giống. 2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu về sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) có kích cỡ 5–10 cm tại Trung tâm nghiên cứu Thủy sản Phú Thuận thuộc trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, tương ứng với 3 mật độ khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Mật độ ương ở nghiệm thức 1 là 500 con/m3 (M500), nghiệm thức 2 là 700 con/m3 (M700) và nghiệm thức 3 là 900 con/m3 (M900). Cá có khối lượng ban đầu 2,72 g/con được nuôi trong các bể composite có thể tích 10 m3 có gắn vòi sục khí. Thức ăn và nuôi dưỡng: cá chẽm giống được cho ăn thức ăn NUTRILIS C của hãng OCIALIS Việt nam có hàm lượng đạm thô 52 %, kích cỡ hạt 3 mm, và hàng ngày cho ăn 10 % trọng lượng thân cá, mỗi ngày cho ăn 2 lần. 2.3 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Xác định các yếu tố môi trường Trong quá trình ương chúng tôi đã xác định một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH, độ kiềm, độ mặn, oxy hòa tan và hàm lượng ammoniac bằng các dụng cụ chuyên dùng, thời gian và chu kỳ đo được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Các yếu tố môi trường và cách xác định STT Yếu tố môi trường Thời gian đo Chu kỳ đo 1 Nhiệt độ (°C) 7–8h và 14–15h Hàng ngày 2 pH 7–8h và 14–15h Hàng ngày 3 Độ kiềm (mg CaCO3/L) 7–8h 5 ngày/lần 4 Độ mặn (‰) 7–8h 5 ngày/lần 5 Oxy hòa tan (mg/L) 7–8h và 14–15h Hàng ngày 6 Hàm lượng NH3-N (mg/L) 7–8h 5 ngày/lần 152 Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 3A, 2018 Xác định tốc độ sinh trưởng Để xác định tốc độ sinh trưởng (khối lượng và chiều dài) của cá chẽm, tiến hành thu mẫu ở tất cả các bể với số lượng 30 con/bể với định kỳ 15 ngày một lần. Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng - DWG (g/ngày) và chiều dài DLG (cm/ngày) cũng như tốc độ tăng trưởng tuyệt đối – W (%) và L (%) tương ứng đã được tính toán theo các phương pháp thường quy. + DWG (g/ngày) trong đó W1 là khối lượng trung bình của cá tại thời điểm T1; W2 là khối lượng trung bình của cá tại thời điểm T2; T1, T2 là thời điểm cân cá. + DLG (cm/ngày) trong đó L1 là chiều dài trung bình của cá tại thời điểm T1; L2 là chiều dài trung bình của cá tại thời ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cá chẽm Latescalcarifer Bloch Mật độ ương Tỷ lệ sống của cá chẽm Xác định các yếu tố môi trường Bể ương cá chẽmTài liệu có liên quan:
-
60 trang 25 0 0
-
6 trang 18 0 0
-
5 trang 16 0 0
-
6 trang 15 0 0
-
10 trang 14 0 0
-
6 trang 14 0 0
-
5 trang 14 0 0
-
6 trang 11 0 0
-
Ương giống cua biển (Scylla paramamosain) với các loại thức ăn và mật độ khác nhau
11 trang 11 0 0 -
5 trang 11 0 0