Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp: Đề xuất mô hình khái niệm dựa trên Balanced Scorecard
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 414.99 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp: Đề xuất mô hình khái niệm dựa trên Balanced Scorecard" dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết dựa trên nguồn lực nhằm xây dựng một mô hình khái niệm làm nổi bật ảnh hưởng của việc vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp dựa trên quan điểm đo lường của thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard (BSC). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp: Đề xuất mô hình khái niệm dựa trên Balanced Scorecard Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÁI NIỆM DỰA TRÊN BALANCED SCORECARD THE IMPACT OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES ONFIRM PERFORMANCE: A PROPOSED CONCEPTUAL MODEL BASED ON BALANCED SCORECARD Phạm Đình Tuấn1, PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh2, TS. Nguyễn Thành Cường3 1,3 Trường Đại học Nha Trang, 2Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị ra quyết định sử dụng nguồn lực, hoạch định, kiểm soát và đánh giá hoạt động nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sự không nhất quán về mối tương quan giữa việc vận dụng kế toán quản trị (MAPs) và thành quả doanh nghiệp. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết dựa trên nguồn lực nhằm xây dựng một mô hình khái niệm làm nổi bật ảnh hưởng của việc vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp dựa trên quan điểm đo lường của thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard (BSC). Từ khóa: Vận dụng kế toán quản trị, thành quả doanh nghiệp, thẻ điểm cân bằng ABSTRACT Management accounting plays an important role in providing useful information to help managers make decisions on using resources, planning, controlling and evaluating perfromance to create competitive advantage and improve enterprise perfromance. However, many research results show inconsistencies in the relationship between the management accounting practices (MAPs) and firm performance. The study is based on the contingency theory and the resource- based theory to propose a conceptual model highlighting the impact of management accounting practices on firm performance based on the balanced scorecard perspectives (BSC). Keywords: Managemet accouting practices, firm performance, balanced scorecard1. Giới thiệu Từ những năm 1990, những nghiên cứu về kế toán quản trị, đặc biệt là sự thay đổi trong vậndụng kế toán quản trị đã trở thành một trong những chủ đề chính trong nghiên cứu kế toán quảntrị (Burns và Scapens, 2000). Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về bằng chứng thực nghiệm chứngminh mối tương quan giữa kế toán quản trị và lợi ích mang lại. Bằng chứng cho thấy một thực tếrằng kế toán quản trị truyền thống đã và đang được vận dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi íchhơn là kế toán quản trị đương đại trong các nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác nhau (Chenhall vàLangfield-Smith, 1998; Sulaiman và cộng sự, 2004; Hyvönen, 2005; Abdel-Kader và RobertLuther, 2006; Hussein, 2018). Bên cạnh các nghiên cứu cho thấy mối tương quan mạnh mẽ và tích 59 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021cực giữa kế toán quản trị và thành quả doanh nghiệp, nhiều bằng chứng lại cho thấy kế toán quảntrị không ảnh hưởng đến thành quả (Young và Selto, 1993; Patiar và Mia, 2008;Phornlaphatrachakorn và cộng sự, 2019), thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả (Gul,1991; Ittner và Larcker, 1997; Ittner và cộng sự, 2003; Agbejule, 2005). Ngoài ra, một vấn đề quan trọng liên quan đến đo lường thành quả khi phần lớn các nghiêncứu trước đây không thực sự chú ý đến các chỉ tiêu phi tài chính mà chỉ tập trung vào hiệu quả tàichính hoặc thành quả tổng thể (Johnson và Kaplan, 1987). Vì vậy, các đo lường thành quả củanhững nghiên cứu về kế toán quản trị sau này đã bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.Như hệ thống đo lường thành quả do Govindarajan (1984), Govindarajan và Fisher (1990) pháttriển khi đo lường thành quả doanh nghiệp theo 12 khía cạnh tài chính và phi tài chính. Hay thangđo thành quả của Hoque và James (2000) với 5 tiêu chí phù hợp theo BSC, và rất nhiều nghiêncứu sử dụng đa dạng các chỉ tiêu đo lường thành quả khác nhau được kế thừa từ nhiều kết quảnghiên cứu trước đó. Nhưng Ittner và Larcker (2003) cũng chỉ ra những sai lầm khi cố gắng đolường thành quả phi tài chính như khó xác định các đo lường phi tài chính nào cần phải thực hiện,đo nhiều thứ không liên quan, hay đo lường sai dẫn đến sử dụng các phép đo không có giá trị thốngkê. Điều này cho thấy sự thiếu hụt đáng kể từ các nhà nghiên cứu (Richard và cộng sự, 2009). Vìvậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanhnghiệp dựa trên thẻ điểm cân bằng (BSC) nhằm phát triển khung đo lường thành quả tích hợp đểđưa ra các thước đo tổng hợp về thành quả hoạt động và cung cấp cái nhìn tổng thể về thành quảcủa các công ty và để tránh việc tối ưu hóa một khía cạnh thành quả cụ thể, cung cấp bức tranhtoàn diện hơn về thành quả của doanh nghiệp.2. Cơ sở lý thuyết2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contigency Theory) Lý thuyết ngẫu nhiên được sử dụng xuyên suốt trong lĩnh vực nghiên cứu kế toán quản trị. Nódựa trên ý tưởng rằng không có hệ thống kế toán thích hợp phổ biến nào áp dụng như nhau cho tấtcả các tổ chức trong mọi hoàn cảnh (Otley, 1980). Theo cách tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên, sự phùhợp được hiểu là một tác động tích cực đến thành quả do sự kết hợp nhất định của bối cảnh và cấutrúc. Thành quả của các doanh nghiệp cao hay thấp đều là kết quả của sự kết hợp thành công giữabối cảnh và cấu trúc (Gerdin và Greve, 2004). Trong đó, thành quả của tổ chức được xem như mộtbiến phụ thuộc trong nghiên cứu kế toán quản trị vì nó cung cấp phương tiện để thiết lập sự phù hợpgiữa thiết kế hệ thống thông tin kế toán của tổ chức và các biến theo ngữ cảnh của nó (Chenhall,2003; Gerdin và Greve, 2004 ). Nghĩa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp: Đề xuất mô hình khái niệm dựa trên Balanced Scorecard Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐẾN THÀNH QUẢ DOANH NGHIỆP: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KHÁI NIỆM DỰA TRÊN BALANCED SCORECARD THE IMPACT OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES ONFIRM PERFORMANCE: A PROPOSED CONCEPTUAL MODEL BASED ON BALANCED SCORECARD Phạm Đình Tuấn1, PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh2, TS. Nguyễn Thành Cường3 1,3 Trường Đại học Nha Trang, 2Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà NẵngNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị ra quyết định sử dụng nguồn lực, hoạch định, kiểm soát và đánh giá hoạt động nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy sự không nhất quán về mối tương quan giữa việc vận dụng kế toán quản trị (MAPs) và thành quả doanh nghiệp. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết dựa trên nguồn lực nhằm xây dựng một mô hình khái niệm làm nổi bật ảnh hưởng của việc vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanh nghiệp dựa trên quan điểm đo lường của thẻ điểm cân bằng - Balanced Scorecard (BSC). Từ khóa: Vận dụng kế toán quản trị, thành quả doanh nghiệp, thẻ điểm cân bằng ABSTRACT Management accounting plays an important role in providing useful information to help managers make decisions on using resources, planning, controlling and evaluating perfromance to create competitive advantage and improve enterprise perfromance. However, many research results show inconsistencies in the relationship between the management accounting practices (MAPs) and firm performance. The study is based on the contingency theory and the resource- based theory to propose a conceptual model highlighting the impact of management accounting practices on firm performance based on the balanced scorecard perspectives (BSC). Keywords: Managemet accouting practices, firm performance, balanced scorecard1. Giới thiệu Từ những năm 1990, những nghiên cứu về kế toán quản trị, đặc biệt là sự thay đổi trong vậndụng kế toán quản trị đã trở thành một trong những chủ đề chính trong nghiên cứu kế toán quảntrị (Burns và Scapens, 2000). Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về bằng chứng thực nghiệm chứngminh mối tương quan giữa kế toán quản trị và lợi ích mang lại. Bằng chứng cho thấy một thực tếrằng kế toán quản trị truyền thống đã và đang được vận dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi íchhơn là kế toán quản trị đương đại trong các nghiên cứu từ nhiều quốc gia khác nhau (Chenhall vàLangfield-Smith, 1998; Sulaiman và cộng sự, 2004; Hyvönen, 2005; Abdel-Kader và RobertLuther, 2006; Hussein, 2018). Bên cạnh các nghiên cứu cho thấy mối tương quan mạnh mẽ và tích 59 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021cực giữa kế toán quản trị và thành quả doanh nghiệp, nhiều bằng chứng lại cho thấy kế toán quảntrị không ảnh hưởng đến thành quả (Young và Selto, 1993; Patiar và Mia, 2008;Phornlaphatrachakorn và cộng sự, 2019), thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả (Gul,1991; Ittner và Larcker, 1997; Ittner và cộng sự, 2003; Agbejule, 2005). Ngoài ra, một vấn đề quan trọng liên quan đến đo lường thành quả khi phần lớn các nghiêncứu trước đây không thực sự chú ý đến các chỉ tiêu phi tài chính mà chỉ tập trung vào hiệu quả tàichính hoặc thành quả tổng thể (Johnson và Kaplan, 1987). Vì vậy, các đo lường thành quả củanhững nghiên cứu về kế toán quản trị sau này đã bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.Như hệ thống đo lường thành quả do Govindarajan (1984), Govindarajan và Fisher (1990) pháttriển khi đo lường thành quả doanh nghiệp theo 12 khía cạnh tài chính và phi tài chính. Hay thangđo thành quả của Hoque và James (2000) với 5 tiêu chí phù hợp theo BSC, và rất nhiều nghiêncứu sử dụng đa dạng các chỉ tiêu đo lường thành quả khác nhau được kế thừa từ nhiều kết quảnghiên cứu trước đó. Nhưng Ittner và Larcker (2003) cũng chỉ ra những sai lầm khi cố gắng đolường thành quả phi tài chính như khó xác định các đo lường phi tài chính nào cần phải thực hiện,đo nhiều thứ không liên quan, hay đo lường sai dẫn đến sử dụng các phép đo không có giá trị thốngkê. Điều này cho thấy sự thiếu hụt đáng kể từ các nhà nghiên cứu (Richard và cộng sự, 2009). Vìvậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của vận dụng kế toán quản trị đến thành quả doanhnghiệp dựa trên thẻ điểm cân bằng (BSC) nhằm phát triển khung đo lường thành quả tích hợp đểđưa ra các thước đo tổng hợp về thành quả hoạt động và cung cấp cái nhìn tổng thể về thành quảcủa các công ty và để tránh việc tối ưu hóa một khía cạnh thành quả cụ thể, cung cấp bức tranhtoàn diện hơn về thành quả của doanh nghiệp.2. Cơ sở lý thuyết2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên (Contigency Theory) Lý thuyết ngẫu nhiên được sử dụng xuyên suốt trong lĩnh vực nghiên cứu kế toán quản trị. Nódựa trên ý tưởng rằng không có hệ thống kế toán thích hợp phổ biến nào áp dụng như nhau cho tấtcả các tổ chức trong mọi hoàn cảnh (Otley, 1980). Theo cách tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên, sự phùhợp được hiểu là một tác động tích cực đến thành quả do sự kết hợp nhất định của bối cảnh và cấutrúc. Thành quả của các doanh nghiệp cao hay thấp đều là kết quả của sự kết hợp thành công giữabối cảnh và cấu trúc (Gerdin và Greve, 2004). Trong đó, thành quả của tổ chức được xem như mộtbiến phụ thuộc trong nghiên cứu kế toán quản trị vì nó cung cấp phương tiện để thiết lập sự phù hợpgiữa thiết kế hệ thống thông tin kế toán của tổ chức và các biến theo ngữ cảnh của nó (Chenhall,2003; Gerdin và Greve, 2004 ). Nghĩa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kế toán kiểm toán Kế toán quản trị Balanced Scorecard Thẻ điểm cân bằng Hiệu quả sản xuất kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
72 trang 383 1 0
-
Hành vi tổ chức - Bài 1: Tổng quan về hành vi tổ chức
16 trang 317 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 309 1 0 -
115 trang 270 0 0
-
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 238 0 0 -
128 trang 229 0 0
-
Báo cáo thực tập: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Bằng
104 trang 226 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
Hành vi tổ chức - Bài 5: Cơ sở của hành vi nhóm
18 trang 218 0 0 -
26 trang 200 0 0