Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức của các nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.64 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày nay, tri thức trở thành một nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Ở Việt Nam, quản lý tri thức (QLTT) tuy chưa phổ biến, nhưng các DN dù lớn hay nhỏ cũng bắt đầu chú ý tới việc thúc đẩy chia sẻ tri thức (CSTT). Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các DN ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), một khu vực năng động của nền kinh tế, thì khuyến khích CSTT giữa các nhân viên là một trong những giải pháp hữu ích nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến việc chia sẻ tri thức của các nhân viên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 50 (5) 2016 87 ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐẾN VIỆC CHIA SẺ TRI THỨC CỦA CÁC NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM PHẠM QUỐC TRUNG Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh - pqtrung@hcmut.edu.vn LƯU CHÍ HỒNG Công Ty TNHH SX-TM-CN Nhựa Á Châu - lc_hong24988@yahoo.com (Ngày nhận: 03/03/2016; Ngày nhận lại: 06/04/2016; Ngày duyệt đăng: 18/08/2016) TÓM TẮT Ngày nay, tri thức trở thành một nguồn lực quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Ở Việt Nam, quản lý tri thức (QLTT) tuy chưa phổ biến, nhưng các DN dù lớn hay nhỏ cũng bắt đầu chú ý tới việc thúc đẩy chia sẻ tri thức (CSTT). Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các DN ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), một khu vực năng động của nền kinh tế, thì khuyến khích CSTT giữa các nhân viên là một trong những giải pháp hữu ích nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước cho thấy việc CSTT phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố văn hóa tổ chức. Dựa trên mô hình của Mueller (2013), nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa tổ chức đến việc CSTT. Mẫu khảo sát gồm 418 người đang làm việc tại các DNVVN ở TP.HCM. Kết quả cho thấy các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức bao gồm: Độ cởi mở (β = 0.280), Định hướng nhóm (β = 0.248), Định hướng đầu ra (β = 0.166), Định hướng học tập (β = 0.109) và Cơ cấu tổ chức (β = 0.097). Từ kết quả này, một số hàm ý quản trị đã được đề xuất giúp nhà quản lý các DNVVN Việt Nam cải thiện hiệu quả CSTT giữa các nhân viên. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả QLTT và tăng lợi thế cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam. Từ khóa: Quản lý tri thức; Chia sẻ tri thức; Văn hóa tổ chức; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Việt Nam. The impact of organizational culture on knowledge sharing of employees in Vietnamese SMEs ABSTRACT Today, knowledge becomes an important resource for any enterprise to improve their competitiveness. In Vietnam, although knowledge management (KM) is not popular, many enterprises, big or small, begin to focus on facilitating knowledge sharing between their employees. To increase competitiveness of Vietnamese enterprises, especially for SMEs – the most dynamic sector of Vietnam economy, encouraging knowledge sharing (KS) between employees is one of the most useful solutions. However, previous research showed that knowledge sharing was affected by organizational culture. Therefore, this research focused on exploring cultural factors affecting on knowledge sharing. Sample data were collected from 418 employees, who work for SMEs located in HCMC, Vietnam. Analysis results showed that knowledge sharing of Vietnamese SMEs was affected by these factors: Openness (beta=0.280), Team orientation (beta=0.248), Output orientation (beta=0.166), and Organizational structure (beta=0.097). Based on these results, some managerial implications for improving the effectiveness of knowledge sharing in Vietnamese SMEs are suggested. These implications will help Vietnamese SMEs to improve knowledge management efficiency and their competitiveness. Keywords: Knowledge management, Knowledge sharing, Organizational culture, SME, Vietnam. 1. Giới thiệu Ngày nay, tri thức được coi là nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng (Drucker, 1993), và nhiều tổ chức đã xem QLTT như một chiến lược cốt lõi để nâng cao lợi thế cạnh tranh của họ (Lawson, 2003). Trong QLTT, việc chia sẻ tri thức (CSTT) giữa các nhân viên và các phòng ban trong tổ chức là 88 KINH TẾ việc cần thiết, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận. Một số nghiên cứu (NC) trước nhận ra rằng việc thúc đẩy CSTT là khó khăn, nhưng rất quan trọng cho sự thành công của một doanh nghiệp (Davenport và Prusak, 1998) vì nó thúc đẩy dòng tri thức bên trong tổ chức, và mang lại lợi ích cho cả tổ chức (Syed-Ikhsan và Rowland, 2004). Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có văn hóa phù hợp cho việc CSTT. Trên thực tế, các nỗ lực triển khai QLTT thường gặp phải khó khăn từ các thói quen, suy nghĩ, tập quán… không phù hợp của các NV tổ chức. Văn hóa tổ chức (VHTC) được nhận diện như một trong những rào cản/lực đẩy quan trọng nhất của QLTT, nó không những có thể hạn chế mà cũng có thể thúc đẩy các hoạt động QLTT (Skacilik, 2005). Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều chủ động trong việc CSTT vì họ xem QLTT là lợi thế cạnh tranh của họ. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chưa chú trọng nhiều đến việc CSTT, họ chỉ cảm thấy việc này là cần thiết khi CSTT có thể hỗ trợ và giải quyết được vấn đề ngay tức thời. Họ chưa nhận thức được lợi ích lâu dài và tầm quan trọng của việc QLTT, dẫn đến chưa chủ động trong việc CSTT. Ở Việt Nam, DNVVN chiếm số đông (>95%) và là động lực cho sự phát triển của cả nền kinh tế, nên việc NC các yếu tố ảnh hưởng đến việc CSTT trong các DNVVN là rất có ý nghĩa. Vì vậy, triển khai thành công QLTT trong các DNVVN là rất cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của khu vực kinh tế năng động này. Mà điều kiện cần thiết cho sự thành công đó là xây dựng VHTC phù hợp, để từ đó, phát triển tổ chức theo định hướng tri thức. Trong bối cảnh một nước đang phát triển như Việt Nam, NC về các yếu tố thúc đẩy CSTT trong các DNVVN tương đối ít, nên cần có thêm nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Ngoài ra, một vài NC trước đây (Pham và ctg., 2014) về CSTT ở DN Việt Nam cũng cho thấy khía cạnh VHTC có vai trò khá quan trọng. Từ các lý do trên, NC này tập trung vào việc tìm hiểu các yếu tố văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến việc CSTT giữa các nhân viên (NV) trong DNVVN ở Việt Nam. Mục tiêu chính của NC là: (1) Xác định các yếu tố VHTC ảnh hưởng đến việc CSTT, (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó lên việc CSTT ở các DNVVN Việt Nam, và (3) Đề xuất một số kiến nghị cho các DNVVN nhằm cải tiến VHTC theo định hướng tri thức. Do hạn chế về nguồn lực, nên NC sẽ giới h ...