Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 13.35 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trình bày ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa ở vùng ven biển và dẫn đến những thách thức cho công tác điều tiết nguồn tài nguyên nước. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) đầu năm 2016 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 52, Phần A (2017): 104-112 DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.116 ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thái Ân, Trần Thị Lệ Hằng và Văn Phạm Đăng Trí Khoa Môi Trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/10/2016 Ngày nhận bài sửa: 15/05/2017 Ngày duyệt đăng: 30/10/2017 Title: Saline intrusion impacts on water resources management for agriculture activities in the Long Phu district, Soc Trang province Từ khóa: Khô hạn, nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước, vùng ven biển, xâm nhập mặn Keywords: Agriculture, coastal area, drought, saline intrusion, water resources management ABSTRACT Saline intrusion has greatly expanded in the Vietnamese Mekong Delta in the recent years causing negative impacts on agriculture in coastal areas and leading to challenges for water resources management. This study was conducted to evaluate the effectiveness of surface water and groundwater resources management for agriculture cultivation in early 2016 in the Long Phu district, Soc Trang province. Descriptive statistic and individual interview (with farmers and managers) approaches were applied in this study. The obtained results showed that saline intrusion caused difficulties for distributing water resources, especially insufficient freshwater supply for the 3rd (Spring – Summer) rice crop in early 2016. In addition, the prolonged drought led to the increase of water demands for rice cultivation. Regarding to the water resources management, the groundwater exploitation was wellmanaged. Besides, there were no conflicts between famers in using surface water for rice cultivation. However, due to certain limitations in interaction between the local residents and the government (district and communes), the local regulations were not sufficiently applied. TÓM TẮT Trong những năm gần đây, xâm nhập mặn ngày càng tiến sâu hơn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long; điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa ở vùng ven biển và dẫn đến những thách thức cho công tác điều tiết nguồn tài nguyên nước. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) đầu năm 2016 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (nông hộ canh tác lúa và cán bộ quản lý) và thống kê mô tả đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xâm nhập mặn đã gây khó khăn cho công tác điều tiết nguồn nước; đặc biệt là không cung cấp đủ nước ngọt cho canh tác lúa vụ 3 (vụ Xuân - Hè) đầu năm 2016. Thêm vào đó, khô hạn kéo dài đã làm tăng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất lúa. Về công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, vấn đề khai thác nước dưới đất được quản lý tốt. Bên cạnh đó, giữa các nông hộ cũng không xảy ra mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất lúa. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc tiếp xúc giữa người dân và chính quyền địa phương (huyện, các xã) nên các quy định chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Trích dẫn: Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thái Ân, Trần Thị Lệ Hằng và Văn Phạm Đăng Trí, 2017. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 104-112. 104 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 52, Phần A (2017): 104-112 Hiện nay, các khung đánh giá trong lĩnh vực quản trị TNN đã được sử dụng ở một số quốc gia với mục tiêu cung cấp những tiêu chí đánh giá các dự án và chương trình điển hình như: (i) Mười khối thành phần xây dựng hệ thống quản trị TNN bền vững (Rijswick et al., 2014); (ii) Các nguyên tắc về quản trị TNN của OECD (Organization Economic Co-operation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) (OECD, 2015) và (iii) Các phương pháp tiếp cận bền vững FIETS (Finance: tài chính - Institution: thể chế - Environment: môi trường - Technology: công nghệ - Society: xã hội) (DUTCH WASH Alliance, 2014); trong đó, các nguyên tắc (12 nguyên tắc được chia thành 3 nhóm) của OECD cung cấp một khuôn khổ để đánh giá sự tối ưu của hệ thống quản trị TNN. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này được phát triển dựa trên tiền đề không có một khuôn khổ nào phù hợp cho tất cả giải pháp và thách thức trong quản trị TNN nhưng đây là một khung đánh giá dựa trên sự đa dạng về hệ thống pháp luật, hành chính, tổ chức trong và giữa các quốc gia (OECD, 2015); vì thế, tùy thuộc vào mục đích và điều kiện nghiên cứu mà lựa chọn các nguyên tắc phù hợp. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là nước nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu - nước biển dâng (Lê Anh Tuấn, 2009) và trong điều kiện hiện tại, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 52, Phần A (2017): 104-112 DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.116 ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN LONG PHÚ, TỈNH SÓC TRĂNG Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thái Ân, Trần Thị Lệ Hằng và Văn Phạm Đăng Trí Khoa Môi Trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 21/10/2016 Ngày nhận bài sửa: 15/05/2017 Ngày duyệt đăng: 30/10/2017 Title: Saline intrusion impacts on water resources management for agriculture activities in the Long Phu district, Soc Trang province Từ khóa: Khô hạn, nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước, vùng ven biển, xâm nhập mặn Keywords: Agriculture, coastal area, drought, saline intrusion, water resources management ABSTRACT Saline intrusion has greatly expanded in the Vietnamese Mekong Delta in the recent years causing negative impacts on agriculture in coastal areas and leading to challenges for water resources management. This study was conducted to evaluate the effectiveness of surface water and groundwater resources management for agriculture cultivation in early 2016 in the Long Phu district, Soc Trang province. Descriptive statistic and individual interview (with farmers and managers) approaches were applied in this study. The obtained results showed that saline intrusion caused difficulties for distributing water resources, especially insufficient freshwater supply for the 3rd (Spring – Summer) rice crop in early 2016. In addition, the prolonged drought led to the increase of water demands for rice cultivation. Regarding to the water resources management, the groundwater exploitation was wellmanaged. Besides, there were no conflicts between famers in using surface water for rice cultivation. However, due to certain limitations in interaction between the local residents and the government (district and communes), the local regulations were not sufficiently applied. TÓM TẮT Trong những năm gần đây, xâm nhập mặn ngày càng tiến sâu hơn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long; điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa ở vùng ven biển và dẫn đến những thách thức cho công tác điều tiết nguồn tài nguyên nước. Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) đầu năm 2016 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp (nông hộ canh tác lúa và cán bộ quản lý) và thống kê mô tả đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xâm nhập mặn đã gây khó khăn cho công tác điều tiết nguồn nước; đặc biệt là không cung cấp đủ nước ngọt cho canh tác lúa vụ 3 (vụ Xuân - Hè) đầu năm 2016. Thêm vào đó, khô hạn kéo dài đã làm tăng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất lúa. Về công tác quản lý nguồn tài nguyên nước, vấn đề khai thác nước dưới đất được quản lý tốt. Bên cạnh đó, giữa các nông hộ cũng không xảy ra mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất lúa. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc tiếp xúc giữa người dân và chính quyền địa phương (huyện, các xã) nên các quy định chưa được áp dụng một cách rộng rãi. Trích dẫn: Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Thái Ân, Trần Thị Lệ Hằng và Văn Phạm Đăng Trí, 2017. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52a: 104-112. 104 Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ Tập 52, Phần A (2017): 104-112 Hiện nay, các khung đánh giá trong lĩnh vực quản trị TNN đã được sử dụng ở một số quốc gia với mục tiêu cung cấp những tiêu chí đánh giá các dự án và chương trình điển hình như: (i) Mười khối thành phần xây dựng hệ thống quản trị TNN bền vững (Rijswick et al., 2014); (ii) Các nguyên tắc về quản trị TNN của OECD (Organization Economic Co-operation and Development - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) (OECD, 2015) và (iii) Các phương pháp tiếp cận bền vững FIETS (Finance: tài chính - Institution: thể chế - Environment: môi trường - Technology: công nghệ - Society: xã hội) (DUTCH WASH Alliance, 2014); trong đó, các nguyên tắc (12 nguyên tắc được chia thành 3 nhóm) của OECD cung cấp một khuôn khổ để đánh giá sự tối ưu của hệ thống quản trị TNN. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này được phát triển dựa trên tiền đề không có một khuôn khổ nào phù hợp cho tất cả giải pháp và thách thức trong quản trị TNN nhưng đây là một khung đánh giá dựa trên sự đa dạng về hệ thống pháp luật, hành chính, tổ chức trong và giữa các quốc gia (OECD, 2015); vì thế, tùy thuộc vào mục đích và điều kiện nghiên cứu mà lựa chọn các nguyên tắc phù hợp. 1 GIỚI THIỆU Việt Nam là nước nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu - nước biển dâng (Lê Anh Tuấn, 2009) và trong điều kiện hiện tại, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn Xâm nhập mặn Công tác quản lý nguồn tài nguyên Quản lý nguồn tài nguyên Tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp tại huyện Long PhúTài liệu có liên quan:
-
7 trang 192 0 0
-
Áp dụng thuật toán học máy để dự báo độ mặn trên sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre
14 trang 50 0 0 -
Xây dựng Phương án dự báo xâm nhập mặn trên các sông chính của tỉnh Bến Tre
17 trang 40 0 0 -
Nghiên cứu, đề xuất các mô hình sinh kế nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn tại tỉnh Vĩnh Long
16 trang 34 0 0 -
11 trang 34 0 0
-
Tiểu luận: Đánh giá tác động đến tài nguyên môi trường đất do quá trình xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng
18 trang 32 0 0 -
6 trang 32 0 0
-
Chính sách phát triển bền vững và những gợi ý cho miền Trung
8 trang 32 0 0 -
Báo cáo Đánh giá bằng chứng: Di cư, môi trường và biến đổi khí hậu tại Việt Nam
102 trang 31 0 0 -
7 trang 30 0 0