Bài giảng Bảo hiểm đại cương - ĐH Phạm Văn Đồng
Số trang: 97
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.24 MB
Lượt xem: 73
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Bảo hiểm đại cương cung cấp cho người học các kiến thức: Đại cương về bảo hiểm, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm xã hội,...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bảo hiểm đại cương - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KINH TẾ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> BẢO HIỂM ĐẠI CƯƠNG<br /> (Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br /> <br /> Người biên soạn: Th.S Huỳnh Đinh Phát<br /> <br /> Lưu hành nội bộ - Năm 2016<br /> <br /> CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO HIỂM<br /> 1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm<br /> Ở bất kỳ nơi đâu và thời đại nào, con người luôn phải đồng hành cùng rủi ro. Nhu<br /> cầu an toàn đối với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ<br /> bản thân và tài sản của mình trước những tổn thất do rủi ro. Ý tưởng tìm cách chống đỡ<br /> thiên tai, tai hoạ đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa của nền văn minh nhân loại. Việc dự<br /> trữ thức ăn có được từ săn bắn và hái lượm thời nguyên thuỷ có thể coi là những hành<br /> động có ý thức đầu tiên của con người nhằm bảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc. Bắt<br /> nguồn từ thực tế chống chọi với nhiều loại rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn, ý tưởng<br /> bù đắp những thiệt hại lớn mà một số thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ vào<br /> sự đóng góp từ số đông các thành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho sự ra đời của<br /> bảo hiểm. Trong số các biện pháp con người đã thực hiện để xử lý rủi ro thì bảo hiểm<br /> được coi là biện pháp tối ưu nhất. Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về bảo<br /> hiểm. Ngay từ thời tiền sử đã có xuất hiện những hoạt động gần giống với bảo hiểm. Từ<br /> thời Trung Cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã dần hình thành, song phải đến thế kỷ<br /> 19 bảo hiểm hiện đại mới có bước phát triển kéo theo sự ra đời và phát triển đa dạng như<br /> ngày nay.<br /> Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và<br /> sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm<br /> bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường, là<br /> biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những<br /> người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số<br /> tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên<br /> trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là một cách thức<br /> trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với<br /> những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,... đồng thời được<br /> xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá<br /> thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.<br /> Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc<br /> độ nghiên cứu (xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...).<br /> Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế, “ Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro<br /> được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả<br /> -1-<br /> <br /> phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi<br /> xảy ra sự kiện bảo hiểm”.<br /> Người bảo hiểm thường căn cứ vào yếu tố rủi ro để giới hạn phạm vi trách nhiệm<br /> của mình trong các hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo<br /> hiểm có trách nhiệm nộp phí, người bảo hiểm giải quyết bồi thường trong trường hợp xảy<br /> ra tổn thất. Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Bảo hiểm là<br /> việc trả tiền để đổi cái không chắc chắn lấy cái chắc chắn. Do nhu cầu của con người và<br /> của sản xuất kinh doanh mà hoạt động bảo hiểm ra đời và ngày càng phát triển theo mức<br /> sống ngày càng cao của con người, theo đà phát triển của sản xuất kinh doanh và sự mở<br /> rộng của giao lưu kinh tế giữa các nước, các khu vực. Những khái niệm kể trên trong một<br /> chừng mực nhất định đã phản ánh thực chất hoạt động bảo hiểm thương mại dưới những<br /> góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, ở một tầm nhìn khái quát nhất, có thể hiểu: 'Bảo<br /> hiểm là phương thức xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao phân tán rủi ro trong từng<br /> nhóm người được thực hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo<br /> hiểm'.<br /> 1.2. Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm<br /> 1.2.1. Rủi ro<br /> - Những quan niệm về rủi ro được trình bày trong các ấn phẩm của khoa học kinh<br /> tế, bảo hiểm khá đa dạng. Có nhiều khía cạnh đáng chú ý trong các định nghĩa rủi ro mà<br /> những quan điểm khác nhau đã đưa ra, như là:<br /> + Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được<br /> + Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại<br /> + Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi.<br /> + Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu<br /> + Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnh<br /> Dù cách biểu đạt khác nhau nhưng có thể nhận thấy các định nghĩa trên đều có<br /> những điểm tương đồng khi định nghĩa về rủi ro, đó là: tính bất thường trong khả năng<br /> xảy ra và hậu quả xấu (thiệt hại hoặc kết quả không mong đợi).<br /> Như vậy, có thể kết luận: rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả<br /> thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.<br /> -2-<br /> <br /> - Các loại rủi ro: Tuỳ theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro<br /> được phân loại cụ thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến bảo hiểm, rủi ro<br /> thường được xếp t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bảo hiểm đại cương - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KINH TẾ<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> BẢO HIỂM ĐẠI CƯƠNG<br /> (Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br /> <br /> Người biên soạn: Th.S Huỳnh Đinh Phát<br /> <br /> Lưu hành nội bộ - Năm 2016<br /> <br /> CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO HIỂM<br /> 1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm<br /> Ở bất kỳ nơi đâu và thời đại nào, con người luôn phải đồng hành cùng rủi ro. Nhu<br /> cầu an toàn đối với con người là vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm cách để bảo vệ<br /> bản thân và tài sản của mình trước những tổn thất do rủi ro. Ý tưởng tìm cách chống đỡ<br /> thiên tai, tai hoạ đã xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ xưa của nền văn minh nhân loại. Việc dự<br /> trữ thức ăn có được từ săn bắn và hái lượm thời nguyên thuỷ có thể coi là những hành<br /> động có ý thức đầu tiên của con người nhằm bảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc. Bắt<br /> nguồn từ thực tế chống chọi với nhiều loại rủi ro trong cuộc đấu tranh sinh tồn, ý tưởng<br /> bù đắp những thiệt hại lớn mà một số thành viên của cộng đồng phải gánh chịu nhờ vào<br /> sự đóng góp từ số đông các thành viên trong cộng đồng đã gieo mầm cho sự ra đời của<br /> bảo hiểm. Trong số các biện pháp con người đã thực hiện để xử lý rủi ro thì bảo hiểm<br /> được coi là biện pháp tối ưu nhất. Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về bảo<br /> hiểm. Ngay từ thời tiền sử đã có xuất hiện những hoạt động gần giống với bảo hiểm. Từ<br /> thời Trung Cổ, các quy tắc về bảo hiểm hàng hải đã dần hình thành, song phải đến thế kỷ<br /> 19 bảo hiểm hiện đại mới có bước phát triển kéo theo sự ra đời và phát triển đa dạng như<br /> ngày nay.<br /> Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và<br /> sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm<br /> bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường, là<br /> biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những<br /> người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số<br /> tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên<br /> trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là một cách thức<br /> trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với<br /> những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,... đồng thời được<br /> xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá<br /> thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.<br /> Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc<br /> độ nghiên cứu (xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật, nghiệp vụ...).<br /> Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế, “ Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro<br /> được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả<br /> -1-<br /> <br /> phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi<br /> xảy ra sự kiện bảo hiểm”.<br /> Người bảo hiểm thường căn cứ vào yếu tố rủi ro để giới hạn phạm vi trách nhiệm<br /> của mình trong các hợp đồng bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo<br /> hiểm có trách nhiệm nộp phí, người bảo hiểm giải quyết bồi thường trong trường hợp xảy<br /> ra tổn thất. Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Bảo hiểm là<br /> việc trả tiền để đổi cái không chắc chắn lấy cái chắc chắn. Do nhu cầu của con người và<br /> của sản xuất kinh doanh mà hoạt động bảo hiểm ra đời và ngày càng phát triển theo mức<br /> sống ngày càng cao của con người, theo đà phát triển của sản xuất kinh doanh và sự mở<br /> rộng của giao lưu kinh tế giữa các nước, các khu vực. Những khái niệm kể trên trong một<br /> chừng mực nhất định đã phản ánh thực chất hoạt động bảo hiểm thương mại dưới những<br /> góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, ở một tầm nhìn khái quát nhất, có thể hiểu: 'Bảo<br /> hiểm là phương thức xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao phân tán rủi ro trong từng<br /> nhóm người được thực hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo<br /> hiểm'.<br /> 1.2. Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm<br /> 1.2.1. Rủi ro<br /> - Những quan niệm về rủi ro được trình bày trong các ấn phẩm của khoa học kinh<br /> tế, bảo hiểm khá đa dạng. Có nhiều khía cạnh đáng chú ý trong các định nghĩa rủi ro mà<br /> những quan điểm khác nhau đã đưa ra, như là:<br /> + Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được<br /> + Rủi ro là một biến cố bất ngờ gây ra những thiệt hại<br /> + Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi.<br /> + Rủi ro là một sự kiện không chắc chắn, có khả năng gây ra hậu quả xấu<br /> + Rủi ro là sự kiện không chắc chắn về cơ may và bất hạnh<br /> Dù cách biểu đạt khác nhau nhưng có thể nhận thấy các định nghĩa trên đều có<br /> những điểm tương đồng khi định nghĩa về rủi ro, đó là: tính bất thường trong khả năng<br /> xảy ra và hậu quả xấu (thiệt hại hoặc kết quả không mong đợi).<br /> Như vậy, có thể kết luận: rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả<br /> thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.<br /> -2-<br /> <br /> - Các loại rủi ro: Tuỳ theo mục đích của việc đánh giá và quản lý rủi ro, rủi ro<br /> được phân loại cụ thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Liên quan đến bảo hiểm, rủi ro<br /> thường được xếp t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Bảo hiểm đại cương Bảo hiểm đại cương Bài giảng Bảo hiểm Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm con người Bảo hiểm xã hộiTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Bảo hiểm đại cương: Phần 1 - TS. Nguyễn Tấn Hoàng
90 trang 266 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
13 trang 247 0 0 -
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 234 0 0 -
21 trang 229 0 0
-
18 trang 229 0 0
-
32 trang 213 0 0
-
Tìm hiểu 150 tình huống pháp luật về bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế: Phần 1
101 trang 205 0 0 -
Bài giảng Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
48 trang 199 0 0 -
Tổng quan về bảo hiểm xã hội - phần 1
10 trang 192 0 0 -
Bài giảng Vận tải - Bảo hiểm: Chương 6 - Trần Kim Tôn
35 trang 178 0 0