Danh mục tài liệu

Bài giảng Biếng ăn ở trẻ em - PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.81 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Biếng ăn ở trẻ em" được biên soạn nhằm giúp học viên mô tả được đặc điểm của các dạng biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ em; trình bày được các chỉ định can thiệp trước trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý; hướng dẫn cho gia đình bệnh nhi về cách cho ăn-uống; mô tả được các triệu chứng lâm sàng và thực thể của trẻ vị thành niên bị biếng ăn do nguyên nhân tâm thần;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Biếng ăn ở trẻ em - PGS.TS Trần Thị Mộng Hiệp Biếng ăn ở trẻ em PGS. TS Trần Thị Mộng HiệpPCN Bộ Môn Nhi vàYHGĐ Trường ĐHYK PNT Giáo sư các Trường ĐHYK tại Pháp Mục tiêu bài giảng• Mô tả được đặc điểm của các dạng biếng ăn do nguyên nhân tâm lý ở trẻ em• Trình bày được các chỉ định can thiệp trước trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý• Hướng dẫn cho gia đình bệnh nhi về cách cho ăn-uống• Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và thực thể của trẻ vị thành niên bị biếng ăn do nguyên nhân tâm thần Biếng ăn ở trẻ em I. Đại cươngBiếng ăn: Là một triệu chứng: liên quan đến sự không thèm ăn Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi; thiếu định nghĩa chuẩn Có rất nhiều nguyên nhân: - thực thể như: bệnh ác tính, nhiễm trùng do vi trùng, siêu vi, bệnh lý chuyển hóa.... - tâm lý - do thuốc: kháng sinh, chống trầm cảm, do cai thuốc (cannabis= cần sa, corticoid) Tùy vào thời gian: - ngắn: ít biến chứng - kéo dài: SDD, tử vong Biếng ăn ở trẻ em Tình trạng biếng ăn hay ăn no được kiểm soát bởi vùng hạ đồi. Ngoài hệ thống thần kinh, hệ thống nội tiết cũng ảnh hưởng trên cảm giác đói hoặc no qua các hormone như ghrelin, leptin và đường trong máu. Biếng ăn ở trẻ em Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do đa số các bậc cha mẹ quá lo lắng và nghĩ rằng con mình không ăn được nhiều. Thật ra, đa số các trường hợp là những trẻ bình thường nhưng nhu cầu của trẻ thấp hơn bình thường, và cha mẹ thường ép trẻ ăn lượng mà cha mẹ nghĩ là bình thường. Khi chúng ta càng ép trẻ ăn, trẻ lại càng sợ thức ăn và gia đình lại càng áp lực để trẻ ăn cho bằng được. Do vậy, cần thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này. Tuy nhiên, biếng ăn của trẻ có thể tiềm ẩn một nguyên nhân tâm lý cần quan tâm lưu ý. Biếng ăn ở trẻ emBài này đề cập:• Biếng ăn ở trẻ em (không do nguyên nhân thực thể, thuốc)• Biếng ăn tâm thần ở trẻ vị thành niên 2. Biếng ăn ở trẻ em Rất thường gặp, gây lo lắng cho cha mẹ và người chăm sócCần phân biệt 5 dạng:1. Biếng ăn ở trẻ nhỏ2. RL ăn uống do thiếu quan tâm3. Tránh thức ăn4. Trẻ ăn ít5. RL hành vi ăn uống sau chấn thươngPhân loại Không được xác định rõ trước đây:Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ mới xác định cách phân loại từ 1994 2.1. Biếng ăn ở trẻ nhỏ Xuất hiện : 6 tháng - 3 tuổi, nhiều nhất 9-18 tháng Thường bắt đầu lúc ăn dặm, đúc muỗng Gầy, SDD, chậm phát triển thể chất Cha mẹ rất lo lắng, làm đủ mọi cách Mặc cảm tội lỗi của người mẹ Trẻ thường RL giấc ngủ, khó tính, quấy khóc.... 2.2. RL ăn uống do thiếu quan tâm Xuất hiện sớm: 2-8 tháng SDD kèm chậm phát triển tâm thần vận động, vô cảm, ít cảm xúc, không chơi... Mẹ có vấn đề tâm lý (không được quan tâm...) Trong bữa ăn của trẻ: không thấy sự hỗ tương Dạng nặng: bạc đãi ở trẻ em, thường thấy khi kinh tế xã hội nghèo, khó khăn Trẻ thiếu cả về cung cấp thức ăn và tình cảm Sự xa cách càng nặng dần 2.3. Tránh thức ăn Xuất hiện khi bắt đầu ăn dặm (rau, thịt...) Tùy vào mùi vị, độ cứng... của thức ăn 27% trẻ không chịu ăn dặm Đôi lúc trẻ chỉ chấp nhận ăn 2-3 loại thức ăn mà thôi Nên thử cho lại nhiều lần (> 11 lần) trong những điều kiện khác nhau (nơi, màu, chén bát...)Biểu hiện khác như: Không đi trên cát, cỏ Không chịu mặc 1 số loại vải, áo (than ngứa) Tăng nhạy cảm với tiếng động, mùi..... 2.4. Trẻ ăn ít Trẻ ăn đủ thứ, nhưng với lượng ít là đủ no Trẻ nhỏ cân, nhưng không SDD Trước đây: trấn an bà mẹ là trẻ không béo phì là tốt rồi Tuy nhiên, nhóm trẻ này có thể là: . dạng nhẹ của biếng ăn ở trẻ nhỏ, . về sau này có khả năng rơi vào nhóm biếng ăn tâm thần ở tuổi vị thành niên 2.5. RL hành vi ăn uống sau chấn thươngXuất hiện sau 1 hay nhiều yếu tố chấn thương mạn hay lập lại nhiều lần, vùng hầu họng hoặc thực quản:sặc, do bị ép ăn, do đặt sonde dạ dày, nuôi ăn, đặt nội khí quản, hút đàm.....Các tình huống: Trẻ nhũ nhi sau sặc sữa: chấp nhận ăn bằng thìa Trẻ lớn hơn, sặc thức ăn cứng, lại chịu uống sữa Trường hợp nặng: trẻ từ chối hoàn toàn ăn uống 3. Điều trị biếng ăn ở trẻ em3.1. Trẻ ăn ít và trẻ tránh thức ăn:Phát triển thể chất của trẻ bình thường Giáo dục cha mẹ Không ép trẻ ăn Thử nhiều loại, phù hợp hơn Không cho trẻ lo ra, cho trẻ chú ý vào bửa ăn Tuân thủ giờ giấc ăn, vệ sinh ăn uống Điều trị biếng ăn ở trẻ em3.2. Biếng ăn ở trẻ nhỏ: Cần ý kiến BS tâm lý nhi: chú ý mối quan hệ cha mẹ-trẻ Giúp cha mẹ điều chỉnh vai trò theo tính khí của trẻ3.3. RL ăn uống do thiếu quan tâm: Cần sự hỗ trợ của BS tâm lý: điều trị tâm lý cho cha mẹ, lưu ý điều kiện kinh tế xã hội3.4. RL hành vi ăn uống sau chấn thương: Điều trị tâm lý, tập cho trẻ ăn trở lại BS Nhi cần dự phòng để tránh sang chấn Các qui tắc chung Cho trẻ tập trung vào bữa ăn không xem TV Giới hạn bữa ăn 20 – 30 phút thôi. Đừng tỏ thái độ khó chịu khi trẻ không ăn. Khen ngợi khi trẻ ăn thức ăn mới. Cung cấp thức ăn phù hợp lứa tuổi. Giới thiệu món ăn một cách hệ thống, kiên trì. Khuyến khích trẻ tự xúc, tự gắp, tự bốc thức ăn Cứ cho trẻ nghịch thức ăn, dù đổ cơm, vỡ bát. Không cho ăn uống đồ ngọt giữa các bữa ăn. Các quan niệm sai lầm. Chất đạm là thức ăn rất bổ, rất cần thiết  cung cấp quá nhiều  khó tiêu hóa  trẻ gầy và lên cân không tốt.. Trong xương có nhiều canxi hầm xương cho trẻ ăn liên tục  chán ăn. Chất đạm không tan trong nước, ăn lâu ngày  thiếu chất đạm. Chất béo là thức ăn khó tiêu  ...