Danh mục tài liệu

Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Làm mẹ an toàn: Từ khái niệm làm mẹ an toàn đến thực hành

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 464.70 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong học viên có thể: Biết được khái niệm làm mẹ an toàn trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em tại nước ta, hiểu và biết chi tiết các vấn đề trong “làm mẹ an toàn”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Làm mẹ an toàn: Từ khái niệm làm mẹ an toàn đến thực hành Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài TBL_ 4-3 Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan nữa sau thai kỳ LÀM MẸ AN TOÀN: TỪ KHÁI NIỆM LÀM MẸ AN TOÀN ĐẾN THỰC HÀNH. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang 1, Thân Trọng Thạch 2 Mục tiêu : Sau khi học xong học viên có thể: 1. Biết được khái niệm làm mẹ an toàn trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em tại nước ta. 2. Hiểu và biết chi tiết các vấn đề trong “làm mẹ an toàn” Làm mẹ an toàn là một trong 8 nội dung của chăm sóc sức khỏe sinh sản ,bao gồm: (1) Làm mẹ an toàn, (2) Kế hoạch hóa gia đình, (3) Nạo phá thai an toàn, (4) Hiếm muộn vô sinh, (5) Sức khỏe sinh sản vị thành niên, (6) Sức khỏe phụ nữ cao tuổi, (7) Nhiễm khuẩn sinh sản và (8) các bệnh lây truyền qua đường tình dục và điều trị dự phòng các bệnh đường sinh dục. Làm mẹ an toàn là nội dung được đề cập đầu tiên trong chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, vì trên hết, đó là các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho không chỉ một mà là 2 người: Bà mẹ và trẻ sơ sinh, nhằm giảm tối thiểu tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Chính vì vậy, các nội dung giáo dục Làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều nước quan tâm, ngày càng trở thành nội dung quan trọng của chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, muốn làm mẹ an toàn cần phải có những hiểu biết về những việc cần làm trước, trong khi mang thai và sau sanh. Vậy những việc cần làm là gì? - Trước khi mang thai: Khi mang thai các bà mẹ cần phải chuẩn bị về tâm lý, tài chính vàchuẩn bị sức khỏe của cả hai vợ chồng. o 6 tháng trước khi mang thai: ▪ Cần điều chỉnh chế độ ăn để mình không quá gầy hay quá béo. ▪ Bạn mẹ và người chồng cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích vì những chất này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, dị tật cho thai nhi. o 3 tháng trước khi mang thai: ▪ Đi tiêm phòng một số bệnh như cúm, rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi cao. ▪ Nên ngừng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, mà thay bằng phương pháp khác như bao cao su. o 2 tháng trước khi mang thai: ▪ Bà mẹ và mọi người trong gia đình nên tẩy giun cùng một lúc để tránh lây chéo. o 1 tháng trước khi mang thai. ▪ Nên uống viên sắt và acid folic để tránh bị dị tật ống thần kinh cho thai nhi và uống cho đến khi sau sinh 1 tháng. ▪ Vợ chồng nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện: Xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, điện tâm đồ, xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua máu như Viêm gan B, HIV, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: HIV, Chlamydia, Lậu , Giang mai. - Trong khi mang thai: Chăm sóc bà mẹ mang thai có vai trò quan trọng vì liên quan trực tiếp tới việc giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật cho cả mẹ và con. Chăm sóc trước sinh bao gồm: o Khám thai định kỳ: trong quá trình mang thai mỗi thai phụ phải được khám thai ít nhất 3 lần, lần 1 trong 3 tháng đầu, lần 2 trong 3 tháng giữa, lần 3 trong 3 tháng cuối. Nếu khám thường xuyên mỗi tháng một lần thì càng tốt. Việc khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện những bất thường xảy ra trong thời kỳ mang thai góp phần hạn chế những tai biến sản khoa, đồng thời hướng dẫn cho sản phụ những vấn đề liên quan đến tình trạng thai sản của họ. ▪ Nội dung khám thai: hỏi ngày kinh cuối cùng để tính tuổi thai, đếm mạch, đo huyết áp, khám các bệnh nội khoa, thử nước tiểu xem có protein niệu, siêu âm, đo chiều cao tử cung, vùng 1. Phó giáo sư, phó trưởng bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y Dược tp HCM. Mail: tranghnk08@gmail.com 2. Giảng viên bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y Dược tp HCM. Mail: thachdc2002@yahoo.com bụng, cân nặng của bà mẹ theo dõi sự phát triển của thai, tất cả phải được ghi vào phiếu khám và theo dõi thai, vấn đề tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt, acid folic… ▪ Các thai nghén có nguy cơ cao: những thai nghén có kèm một hay nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con trong quá trình thai nghén, trong và sau đẻ thì được gọi là thai ...

Tài liệu có liên quan: