Danh mục tài liệu

Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 6 - TS. Nguyễn Hồng Cử

Số trang: 33      Loại file: ppt      Dung lượng: 4.47 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cung cấp những kiến thức như Dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 6 - TS. Nguyễn Hồng Cử Chương 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1. DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI .1 Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc bản: Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa cơ (1) Dân tộc (nation) hay quốc gia dân tộc là cộng đồng chính trị - xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: - Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế. - Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt, là địa bàn sinh tồn và phát triển của cộng đồng dân tộc. - Có sự quản lý của một nhà nước, nhà nước - dân tộc độc lập. - Có ngôn ngữ chung của quốc gia làm công cụ giao tiếp trong xã hội và trong cộng đồng (bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). - Có bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc.1 .1 Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc (2) Hiểu theo nghĩa thứ hai: Dân tộc - tộc người (ethnies). Ví dụ dân tộc Tày, Thái, Ê Đê... ở Việt Nam hiện nay. Dân tộc được hiểu là cộng đồng người có ba đặc trưng cơ bản sau: - Cộng đồng về ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết; hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói). Đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau. - Cộng đồng về văn hóa. Văn hóa bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể ở mỗi tộc người phản ánh truyền thống, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người đó. - Ý thức tự giác tộc người. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân định một tộc người và có vị trí quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi tộc người. Đặc trưng nổi bật là các tộc người luôn tự ý thức về nguồn gốc, tộc danh của dân tộc mình.2 1.1.2 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc Xu hướng thứ nhất, cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.3 1.1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin 1) Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng - Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn, nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không dân tộc nào giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa. - Trong quan hệ xã hội và quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. - Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, phải xoá bỏ tình trạng áp bức dân tộc; đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc.4 1.1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin 2) Các dân tộc được quyền tự quyết - Quyền quyết định vận mệnh của dân tộc, tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình. - Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập hoặc liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. - Quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với quyền của các tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập thành quốc gia độc lập.5 1.1.3 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin 3) Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc - Liên hiệp công nhân các dân tộc phản ánh sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, sự gắn bó giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính. - Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. - Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng để các Đảng cộng sản vận dụng thực hiện chính sách dân tộc trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.61.2 Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam 1.2.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam (1) Có sự chênh lệch về số dân giữa các tộc người (2) Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau (3) Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bổ chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng (4) Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều (5) Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc - quốc gia thống nhất (6) Mỗi dân tộc có bản gốc văn hóa riêng góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: