Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương 4: Công ty cổ phần
Số trang: 58
Loại file: pdf
Dung lượng: 464.62 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong chương này, những vấn đề pháp lý của CTCP được trình bày theo các nội dung sau đây: (1) Khái niệm, đặc điểm và lịch sử phát triển, (2) Chức năng, vai trò và phương pháp điều chỉnh, (3) Quy chế cổ đông, (4) Các vấn đề tài chính, (5) Tổ chức quản lý, (6) Đại chúng hóa CTCP và (7) CTCP và thị trường chứng khoán. Trong đó các nội dung từ mục (1) đến mục (5) là các nội dung căn bản, các nội dung tại mục (6) và (7) là các nội dung mở rộng để tham khảo thêm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương 4: Công ty cổ phần CHƯƠNG IV CÔNG TY CỔ PHẦN T.s Phan Huy Hồng Công ty cổ phần (CTCP) là một trong năm loại hình doanh nghiệp (DN) trong pháp luật DN Việt Nam hiện nay, là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN 2005). Xét về mặt số lượng, CTCP không phổ biến như công ty TNHH hay DNTN, nhưng đại đa số các công ty có quy mô lớn lại là CTCP. Loại hình CTCP còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Văn bản pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh CTCP là Luật doanh nghiệp . Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, các cam kết của Việt Nam đối với WTO nêu tại đoạn 502 và 503 Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ được áp dụng thay vì áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp về cùng một vấn đề (xem mục 5.2.3). Ngoài ra, CTCP đại chúng và CTCP niêm yết còn chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006 (70/2006/QH11) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Trong chương này, những vấn đề pháp lý của CTCP được trình bày theo các nội dung sau đây: (1) Khái niệm, đặc điểm và lịch sử phát triển, (2) Chức năng, vai trò và phương pháp điều chỉnh, (3) Quy chế cổ đông, (4) Các vấn đề tài chính, (5) Tổ chức quản lý, (6) Đại chúng hóa CTCP và (7) CTCP và thị trường chứng khoán. Trong đó các nội dung từ mục (1) đến mục (5) là các nội dung căn bản, các nội dung tại mục (6) và (7) là các nội dung mở rộng để tham khảo thêm. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 98 http://www.ebook.edu.vn 1.1. Khái niệm Công ty CP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, được phép phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cổ phần đã góp, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình ngoại trừ một số trường hợp. 1.2. Đặc điểm Từ khái niệm nêu trên và từ các quy định cụ thể về Công ty CP, ta thấy loại công ty này có các đặc điểm như sau. Thứ nhất, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ của CTCP được thể hiện bằng một chỉ số tiền đồng, chẳng hạn 100 tỉ đồng. Chỉ số tiền đồng này được chia thành nhiều phần bằng nhau, chẳng hạn 1 triệu phần, mỗi phần như vậy bằng 100.000 đồng. Một triệu phần đó được gọi là 1 triệu cổ phần; 100.000 đồng được gọi là mệnh giá cổ phần (Luật Chứng khoán gọi là mệnh giá cổ phiếu). Luật doanh nghiệp 2005 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) mà một CTCP phải có. Tuy nhiên, CTCP kinh doanh một số ngành nghề nhất định mà pháp luật quy định vốn pháp định, thì vốn điều lệ không được thấp hơn chỉ số vốn pháp định đó.1 Luật doanh nghiệp 2005 cũng không quy định vốn điều lệ của công ty CP phải được chia thành bao nhiêu phần, mỗi phần phải có http://www.ebook.edu.vn 99 giá trị bao nhiêu. Nhưng khoản 1 Điều 9 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP2 lại quy định công ty CP được cổ phần hóa từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau có mệnh giá là 10.000 đồng. Còn Luật Chứng khoán quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là 10.000 đồng, như vậy công ty CP nào muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì trước đó phải thực hiện việc quy mệnh giá cổ phiếu về 10.000 đồng. Thứ hai, số lượng cổ đông ít nhất là ba và không bị hạn chế tối đa Luật doanh nghiệp 2005 quy định số lượng cổ đông tối thiểu của một CTCP ít nhất phải là ba. Con số ba này là sự lựa chọn của nhà lập pháp Việt Nam. Không có lý do bắt buộc nào để ấn định số lượng tối thiểu là ba.3 Công ty CP không bị hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Như vậy Công ty CP có thể chỉ có chưa đầy một chục, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn hoặc thậm chí hàng triệu cổ đông. Cổ đông Công ty CP có thể là tổ chức, cá nhân. Tổ chức phải có tư cách chủ thể của pháp luật sở hữu mới có thể trở thành cổ đông, vì cổ đông là đồng chủ sở hữu Công ty CP. Như vậy, công ty TNHH, công ty HD, hợp tác xã và Công ty CP có thể trở thành cổ đông Công ty CP. Nhưng doanh nghiệp TN lại không thể trở thành cổ đông Công ty CP vì doanh nghiệp TN không có tư cách chủ thể của pháp luật sở hữu, nên chủ doanh nghiệp TN sở hữu các tài sản đầu tư vào doanh nghiệp TN và tài sản có được từ hoạt động của doanh nghiệp TN, còn bản thân doanh nghiệp TN không sở hữu các tài sản này.4 100 http://www.ebook.edu.vn Thứ ba, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào công ty. Mỗi cổ đông có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của Công ty CP. Tuy nhiên, điều lệ công ty có thể quy định số lượng cổ phần tối thiểu mà mỗi cổ đông phải nắm giữ. Quy định “cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào công ty” thể hiện chế độ trách nhiệm hữu hạn của Công ty CP. Tuy nhiên, quy định này chỉ có ý nghĩa đối với cổ đông sáng lập, vì chỉ có cổ đông sáng lập có thể nợ vốn cổ phần,5 còn nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần được quyền chào bán của công ty đều phải thanh toán đủ ngay một lần cho công ty (họ chỉ trở thành cổ đông khi đã thanh toán hết tiền mua cổ phần). Thứ tư, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ hai ngoại lệ Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ hai ngoại lệ. Ngoại lệ thứ nhất là cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng (khoản 3 Điều 81). Ngoại lệ thứ hai là cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể được chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác của công ty mà không phải đáp ứng thêm một điều kiện nào; nhưng việc chuyển nhượng loại cổ phần này cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được s ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương 4: Công ty cổ phần CHƯƠNG IV CÔNG TY CỔ PHẦN T.s Phan Huy Hồng Công ty cổ phần (CTCP) là một trong năm loại hình doanh nghiệp (DN) trong pháp luật DN Việt Nam hiện nay, là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN 2005). Xét về mặt số lượng, CTCP không phổ biến như công ty TNHH hay DNTN, nhưng đại đa số các công ty có quy mô lớn lại là CTCP. Loại hình CTCP còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước Văn bản pháp luật quan trọng nhất điều chỉnh CTCP là Luật doanh nghiệp . Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, các cam kết của Việt Nam đối với WTO nêu tại đoạn 502 và 503 Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ được áp dụng thay vì áp dụng các quy định của Luật doanh nghiệp về cùng một vấn đề (xem mục 5.2.3). Ngoài ra, CTCP đại chúng và CTCP niêm yết còn chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006 (70/2006/QH11) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Trong chương này, những vấn đề pháp lý của CTCP được trình bày theo các nội dung sau đây: (1) Khái niệm, đặc điểm và lịch sử phát triển, (2) Chức năng, vai trò và phương pháp điều chỉnh, (3) Quy chế cổ đông, (4) Các vấn đề tài chính, (5) Tổ chức quản lý, (6) Đại chúng hóa CTCP và (7) CTCP và thị trường chứng khoán. Trong đó các nội dung từ mục (1) đến mục (5) là các nội dung căn bản, các nội dung tại mục (6) và (7) là các nội dung mở rộng để tham khảo thêm. 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 98 http://www.ebook.edu.vn 1.1. Khái niệm Công ty CP là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, được phép phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cổ phần đã góp, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình ngoại trừ một số trường hợp. 1.2. Đặc điểm Từ khái niệm nêu trên và từ các quy định cụ thể về Công ty CP, ta thấy loại công ty này có các đặc điểm như sau. Thứ nhất, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ của CTCP được thể hiện bằng một chỉ số tiền đồng, chẳng hạn 100 tỉ đồng. Chỉ số tiền đồng này được chia thành nhiều phần bằng nhau, chẳng hạn 1 triệu phần, mỗi phần như vậy bằng 100.000 đồng. Một triệu phần đó được gọi là 1 triệu cổ phần; 100.000 đồng được gọi là mệnh giá cổ phần (Luật Chứng khoán gọi là mệnh giá cổ phiếu). Luật doanh nghiệp 2005 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp định) mà một CTCP phải có. Tuy nhiên, CTCP kinh doanh một số ngành nghề nhất định mà pháp luật quy định vốn pháp định, thì vốn điều lệ không được thấp hơn chỉ số vốn pháp định đó.1 Luật doanh nghiệp 2005 cũng không quy định vốn điều lệ của công ty CP phải được chia thành bao nhiêu phần, mỗi phần phải có http://www.ebook.edu.vn 99 giá trị bao nhiêu. Nhưng khoản 1 Điều 9 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP2 lại quy định công ty CP được cổ phần hóa từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau có mệnh giá là 10.000 đồng. Còn Luật Chứng khoán quy định mệnh giá cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng là 10.000 đồng, như vậy công ty CP nào muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì trước đó phải thực hiện việc quy mệnh giá cổ phiếu về 10.000 đồng. Thứ hai, số lượng cổ đông ít nhất là ba và không bị hạn chế tối đa Luật doanh nghiệp 2005 quy định số lượng cổ đông tối thiểu của một CTCP ít nhất phải là ba. Con số ba này là sự lựa chọn của nhà lập pháp Việt Nam. Không có lý do bắt buộc nào để ấn định số lượng tối thiểu là ba.3 Công ty CP không bị hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Như vậy Công ty CP có thể chỉ có chưa đầy một chục, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn hoặc thậm chí hàng triệu cổ đông. Cổ đông Công ty CP có thể là tổ chức, cá nhân. Tổ chức phải có tư cách chủ thể của pháp luật sở hữu mới có thể trở thành cổ đông, vì cổ đông là đồng chủ sở hữu Công ty CP. Như vậy, công ty TNHH, công ty HD, hợp tác xã và Công ty CP có thể trở thành cổ đông Công ty CP. Nhưng doanh nghiệp TN lại không thể trở thành cổ đông Công ty CP vì doanh nghiệp TN không có tư cách chủ thể của pháp luật sở hữu, nên chủ doanh nghiệp TN sở hữu các tài sản đầu tư vào doanh nghiệp TN và tài sản có được từ hoạt động của doanh nghiệp TN, còn bản thân doanh nghiệp TN không sở hữu các tài sản này.4 100 http://www.ebook.edu.vn Thứ ba, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào công ty. Mỗi cổ đông có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của Công ty CP. Tuy nhiên, điều lệ công ty có thể quy định số lượng cổ phần tối thiểu mà mỗi cổ đông phải nắm giữ. Quy định “cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào công ty” thể hiện chế độ trách nhiệm hữu hạn của Công ty CP. Tuy nhiên, quy định này chỉ có ý nghĩa đối với cổ đông sáng lập, vì chỉ có cổ đông sáng lập có thể nợ vốn cổ phần,5 còn nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần được quyền chào bán của công ty đều phải thanh toán đủ ngay một lần cho công ty (họ chỉ trở thành cổ đông khi đã thanh toán hết tiền mua cổ phần). Thứ tư, cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ hai ngoại lệ Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ hai ngoại lệ. Ngoại lệ thứ nhất là cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng (khoản 3 Điều 81). Ngoại lệ thứ hai là cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể được chuyển nhượng cho các cổ đông sáng lập khác của công ty mà không phải đáp ứng thêm một điều kiện nào; nhưng việc chuyển nhượng loại cổ phần này cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được s ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chủ thể kinh doanh Bài giảng Chủ thể kinh doanh Loại hình kinh doanh Công ty cổ phần Quy chế cổ đông Tổ chức quản lý Thị trường chứng khoánTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 1025 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 589 12 0 -
2 trang 528 13 0
-
15 trang 374 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 342 0 0 -
293 trang 338 0 0
-
Làm giá chứng khoán qua những con sóng nhân tạo
3 trang 323 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 323 0 0 -
Giáo trình Kinh tế năng lượng: Phần 2
85 trang 289 0 0 -
Luật chứng khoán Nghị định số 114/2008/NĐ - CP
10 trang 269 0 0