Bài giảng Đầu tư quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng
Số trang: 104
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.14 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề chung về đầu tư quốc tế; Các hình thức cơ bản của đầu tư quốc tế; Chính sách và biện pháp đối với đầu tư quốc tế; Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam; Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNGĐẦU TƢ QUỐC TẾ (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Lê Trần Hoài Thương Lưu hành nội bộ - Năm 2020 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ QUỐC TẾ1.1. Khái niệm và nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế1.1.1. Khái niệm Theo P.A Samuelson thì “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự theocác dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bịvà nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hìnhnhư giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh …”. Theo nhà kinh tế học John M.Keynes thì “Đầu tư là hoạt động mua sắm tàisản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợinhuận”. “Khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để đượchưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hy vọng có được qua việc bánsản phẩm mà tài sản đó tạo ra”. Theo quy định tại điều 3 Luật đầu tư 2014: “Đầu tư kinh doanh là việc nhàđầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổchức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầutư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Khái niệm này chưa chothấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế như thế nào nhằm thu hút đầutư. Tóm lại, đầu tư là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăngcường cơ sở vật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớnhơn lượng giá trị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổchức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhậnđầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằmthu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của đầutư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuấtkhẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hànghoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước. Theo Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008): “Đầu tư quốc tế là hiệntượng di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời”. Khái niệm chung nhất về đầu tư quốc tế là: “Đầu tư quốc tế là hoạt động đầutư kinh doanh vượt ra ngoài lãnh thổ biển giới và thương mại của một quốc gia”.1.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đầu tư quốc tế, có thể tóm lược ở 5 nguyênnhân sau đây: - Nhằm lợi dụng lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhau để giảm chi phívà tăng lợi nhuận. 2 - Xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở các nước công nghiệp phát triểncùng với hiện tượng dư thừa “tương đối” tư bản ở các nước này, vì vậy đầu tư ranước ngoài nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Toàn cầu hóa gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công tyđa quốc gia bành trướng mạnh mẽ, chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. - Nhằm mục đích ổn định thị trường nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệuchiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. - Tình hình bất ổn về chính trị, an ninh quốc gia cũng như nạn tham nhũngở nhiều khu vực trên thế giới,… cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền,những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo tồn, phòng chống cácrủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc rửa tiền.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế1.2.1. Đặc điểm của đầu tư quốc tế Đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài cũng giống như đầu tư nói chung,chỉ khác là có sự di chuyển các yếu tố đầu tư từ nước này sang nước khác. So vớinhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư khi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽcó một số bất lợi do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt về văn hóa, … - Vốn: Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiếtbị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyếtkỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước,mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Chủ sở hữu vốn đầu tư quốc tế phải là ngườinước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài. - Tính rủi ro: quá trình đầu tư diễn ra trong thời gian tương đối dài, thườngtừ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, (những hoạt động ngắn hạn trong vòng mộtnăm tài chính không được gọi là đầu tư), do đó việc đầu tư quốc tế cũng mang tínhrủi ro cao. Thời hạn đầu tư càng dài thì rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu càng lớn. - Tính sinh lời: Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợiích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉtiêu kinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đầu tư quốc tế - ĐH Phạm Văn Đồng TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNGĐẦU TƢ QUỐC TẾ (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) Người biên soạn: Th.S Lê Trần Hoài Thương Lưu hành nội bộ - Năm 2020 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ QUỐC TẾ1.1. Khái niệm và nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế1.1.1. Khái niệm Theo P.A Samuelson thì “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản thực sự theocác dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc, thiết bịvà nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng vô hìnhnhư giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh …”. Theo nhà kinh tế học John M.Keynes thì “Đầu tư là hoạt động mua sắm tàisản cố định để tiến hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợinhuận”. “Khi một người mua hay đầu tư một tài sản, người đó mua quyền để đượchưởng các khoản lợi ích trong tương lai mà người đó hy vọng có được qua việc bánsản phẩm mà tài sản đó tạo ra”. Theo quy định tại điều 3 Luật đầu tư 2014: “Đầu tư kinh doanh là việc nhàđầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổchức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầutư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Khái niệm này chưa chothấy được kết quả đầu tư sẽ thu được lợi ích kinh tế như thế nào nhằm thu hút đầutư. Tóm lại, đầu tư là việc sử dụng một lượng giá trị vào việc tạo ra hoặc tăngcường cơ sở vật chất cho nền kinh tế nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớnhơn lượng giá trị đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổchức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhậnđầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằmthu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của đầutư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuấtkhẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hànghoá là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước. Theo Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2008): “Đầu tư quốc tế là hiệntượng di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời”. Khái niệm chung nhất về đầu tư quốc tế là: “Đầu tư quốc tế là hoạt động đầutư kinh doanh vượt ra ngoài lãnh thổ biển giới và thương mại của một quốc gia”.1.1.2. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đầu tư quốc tế, có thể tóm lược ở 5 nguyênnhân sau đây: - Nhằm lợi dụng lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhau để giảm chi phívà tăng lợi nhuận. 2 - Xu hướng giảm dần tỷ suất lợi nhuận ở các nước công nghiệp phát triểncùng với hiện tượng dư thừa “tương đối” tư bản ở các nước này, vì vậy đầu tư ranước ngoài nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Toàn cầu hóa gia tăng tạo điều kiện thuận lợi về môi trường để các công tyđa quốc gia bành trướng mạnh mẽ, chiếm lĩnh và chi phối thị trường thế giới. - Nhằm mục đích ổn định thị trường nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệuchiến lược với giá rẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. - Tình hình bất ổn về chính trị, an ninh quốc gia cũng như nạn tham nhũngở nhiều khu vực trên thế giới,… cũng là nguyên nhân khiến những người có tiền,những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảo tồn, phòng chống cácrủi ro khi có sự cố về kinh tế chính trị xảy ra trong nước hoặc rửa tiền.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế1.2.1. Đặc điểm của đầu tư quốc tế Đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài cũng giống như đầu tư nói chung,chỉ khác là có sự di chuyển các yếu tố đầu tư từ nước này sang nước khác. So vớinhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư khi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽcó một số bất lợi do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt về văn hóa, … - Vốn: Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiếtbị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyếtkỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước,mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Chủ sở hữu vốn đầu tư quốc tế phải là ngườinước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài. - Tính rủi ro: quá trình đầu tư diễn ra trong thời gian tương đối dài, thườngtừ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, (những hoạt động ngắn hạn trong vòng mộtnăm tài chính không được gọi là đầu tư), do đó việc đầu tư quốc tế cũng mang tínhrủi ro cao. Thời hạn đầu tư càng dài thì rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu càng lớn. - Tính sinh lời: Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợiích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉtiêu kinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế Hoạt động đầu tư quốc tế Hình thức đầu tư quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài Quy định về đầu tư ra nước ngoài Môi trường đầu tư quốc tếTài liệu có liên quan:
-
59 trang 384 0 0
-
Giáo trình Đầu tư quốc tế: Phần 2
225 trang 248 4 0 -
10 trang 223 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 206 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 193 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 0: Giới thiệu học phần
6 trang 183 0 0 -
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 164 0 0 -
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - ThS. Phạm Thành Hiền Thục
11 trang 154 0 0 -
Tiểu luận môn Đầu tư quốc tế: Một số vấn đề tranh chấp trong phương thức thuê tàu chuyến
45 trang 154 0 0 -
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 140 0 0