Dạy và học với máy tính (TLC) là mô hình học tập tích cực, học sinh được học thông qua các hoạt động trong một môi trường tích hợp công nghệ thông tin. Bài giảng Dạy và học với máy tính (TLC) này cung cấp cho người học những bài học như sau: Giới thiệu về TLC, học theo nhóm, soạn bài TLC. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Dạy và học với máy tính (TLC) Dạy và học với máy tính (TLC)Cách đây hơn 25 thế kỷ, Khổng Tử đã từng nói: Tôi nghe, tôi quên. Tôi nhìn, tôi nhớ.Tôi làm, tôi hiểu. Ba câu nói đơn giản này đã nêu ra ích lợi rõ ràng của việc học chủđộng.Sau này các chuyên gia nghiên cứu về Phương pháp học chủ động đã đưa ra tỉ lệ mứcđộ tiếp thu trung bình các phương thức truyền đạt như sau:Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng nếu người học được trải nghiệm thông qua hoạt động vàcó cơ hội được truyền đạt, dạy lại cho các bạn cùng học thì khả năng tiếp thu sẽ đạt ởmức cao nhất.Dạy và học với máy tính (TLC) là mô hình học tập tích cực, học sinh được học thôngqua các hoạt động trong một môi trường tích hợp công nghệ thông tin. Đây là mô hìnhđã được triển khai từ năm 1998 đến nay tại một số địa phương của Việt Nam, trong đócó Hà Nội thông qua dự án Phòng phát triển nghiệp vụ được kí kết giữa Bộ GD&ĐTvà tập đoàn IBM. Tại Hà Nội, có 10 trường phổ thông đã triển khai mô hình học tậpnày. Mô hình đã được Viện Khoa học Giáo dục nghiên cứu và khẳng định là mô hìnhtích cực của việc sử dụng Công nghệ thông tin trong dạy học. 1 Bài 1. Giới thiệu về TLC. MỤC TIÊU: Sau khi hoàn thành bài học này, bạn sẽ có khả năng: − Hiểu biết cơ bản tích cực − Hiểu biết cơ bản về Học tmô hình Dạy và học với máy tính, Nắm được các đặc điểm của mô hình TLC.1. Học tích cực (Active Learning): Học tích cực là thuật ngữ được dùng nhiều trong từ vựng giáo dục. Trong cuộc đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay, chúng ta đã nói nhiều về phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực của người học,...Vậy Học tích cực là gì? Trước hết, học tích cực không có nghĩa là học sinh tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt động cụ thể, chân tay,...Nếu hiểu như vậy thì phương pháp tích cực là một phương pháp đòi hỏi vận động,...Thế nhưng, trong thực tế mọi hoạt động chân tay dù tích cực đến mấy cũng trở thành thụ động nếu không có những hoạt động đó tư duy, sáng kiến và kinh nghiệm của người thực hiện. Học tích cực cũng không có nghĩa là hoàn toàn phải trực giác cụ thể như: sử dụng những đồ vật cảm giác được, cho học sinh nhìn, sờ mó vào đồ vật, đặt học sinh trước những hiện thực cụ thể,...Trẻ em có thể trông thấy, quan sát thấy, ngửi thấy mà vẫn không tích cực. Tìm đến tự nhiên nhưng không tự đặt ra câu hỏi, không cố gắng để trả lời những câu hỏi ấy chưa phải là thái độ tích cực theo đúng nghĩa của nó. Giữa phương pháp phát vấn và Học tích cực cũng có sự khác nhau căn bản là: trong phương pháp phát vấn, học sinh có thể trả lời tốt từng câu hỏi riêng lẻ mà vẫn không nắm được cấu trúc nội tại của những chân lý mà các em phải lĩnh hội vì cấu trúc ấy được đưa ra thông qua bản chất và trình tự các câu hỏi đặt ra. Trong thực tế, câu hỏi càng nhiều và càng cụ thể thì học sinh càng kém tích cực. Phương pháp tích cực trong thực tế bao hàm một sự hoạt động mà qua đó trẻ em học được đôi điều bằng cách khám phá ra nó. Tuỳ theo sự phát triển của trẻ, phương pháp này làm cho trẻ tham gia tích cực vào việc xây dựng những kiến thức, huy động sáng kiến, sáng tạo của các em thay vì các em thụ động tiếp thu chúng từ thầy giáo hay từ sách giáo khoa....Phải hiểu phương pháp tích cực theo nghĩa phát huy sáng kiến cá nhân, sức sáng tạo, sức khám phá của cá nhân (Guy PalMade - Các phương pháp sư phạm, T102, T103, NXB Thế Giới). 22. TLC (Teaching and Learning with Computer): TLC – Dạy và học với máy tính là một cách tiếp cận đưa công nghệ vào lớp học. Trong lớp học theo mô hình TLC, không phải mọi học sinh đều phải làm việc với máy tính cùng một lúc, cũng không phải trong tiết học chỉ có một hoạt động làm việc với máy tính. TLC được thiết kế linh hoạt. TLC khuyến khích một môi trường học tập, trong đó các học sinh tham gia tích cực, hợp tác và liên lạc với nhau. TLC giúp giáo viên: − Khuyến khích học sinh tìm tòi, khám phá. − Hỗ trợ nhiều góc học tập, nơi học sinh tiếp cận với nội dung học tập một cách tích cực. − Giới thiệu các hoạt động khác nhau để đáp ứng nhu cầu học sinh. − Tạo điều kiện để học sinh có thể học một mình, nhóm hai người, nhóm nhỏ,... hay cả lớp. − Cung cấp khả năng truy cập vào máy tính được nối với nhau trong phòng học hay được nối ra ngoài. − Đưa công nghệ vào chiến lược giảng dạy. − Cung cấp khả năng truy cập các phần mềm giáo dục khác nhau, giúp học sinh tiếp cận các nội dung học tập khác nhau trong cùng một tiết học. − Khuyến khích học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau trong quá trình học ...
Bài giảng Dạy và học với máy tính (TLC)
Số trang: 25
Loại file: pdf
Dung lượng: 276.41 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy và học với máy tính Bài giảng Dạy và học với máy tính Mô hình học tập tích cực Học theo nhóm Soạn bài TLC Mô hình dạy và học với máy tínhTài liệu có liên quan:
-
17 trang 15 0 0
-
Tài liệu tập huấn Phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học
66 trang 8 0 0