Danh mục tài liệu

Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương - Phần 2

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 655.63 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương phần 2 gồm 3 chương nhằm khái quát những đặc điểm địa lý đã ảnh hưởng như thế nào đến các vấn đề xã hội. Trong 3 chương này tài liệu sẽ đi vào nội dung: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm củng cố các hiểu biết về địa lý cũng như xã hội của Việt Nam và khu vực lân cận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Địa lý kinh tế - Xã hội đại cương - Phần 2 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 1. Tổ chức lãnh thổ. Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng có ảnh hưởng lẫn nhau, có mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống dân cư nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Cơ sở: phân công lao động xã hội (gồm phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ) là cơ sở, nền tảng của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng. − Phân công lao động xã hội theo ngành chính là tổ chức lao động xã hội theo các ngành để tạo ra những sản phẩm cụ thể đáp ứng yêu cầu của xã hội. − Phân công lao động theo lãnh thổ là kết quả thống nhất giữa các vùng có nền sản xuất khác nhau, nhưng lại bổ xung cho nhau và lôi cuốn chúng vào việc trao đổi hàng hoá. (Xauskin). 2. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. a. Khái niệm: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống các liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác hoá sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất xã hội cao nhất”. (K.I.Ivanop, 1974) b. Đặc điểm: − Phân công lao động theo lãnh thổ là cơ sở hình thành TCLTNN − Khía cạnh ngành và lãnh thổ quan hệ chặt chẽ với nhau − Tính chất của việc khai thác và điều kiện sản xuất là cơ sở của đặc điểm không gian lãnh thổ − Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc TCLTNN c. Nhiệm vụ: 3 nhiệm vụ chính có quan hệ mật thiết với nhau là: sử dụng hiệu quả tài nguyên, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. d. Ý nghĩa: − Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực http://www.ebook.edu.vn 28 − Đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp − Nâng cao năng suất lao động − Góp phần vào công tác lập kế hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế e. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN: − Các nhân tố tự nhiên: + Vị trí địa lý + Địa hình + Đất đai: là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt (vì không thể thay thế) + Khí hậu: mỗi loại cây trồng – vật nuôi chỉ thích nghi được với điều kiện khí hậu nhất định. VD: Lạc phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 25 – 34oC, giới hạn thấp nhất 15oC, dưới 10oC cây ngừng sinh trưởng và chết dần. Độ ẩm: lạc ưa đất ẩm, độ ẩm trung bình 60 – 70% là tốt nhất, nếu độ ẩm tới 90 - 100% lạc sẽ úa vàng rồi chết. + Nước: cần có nước ngọt cho cây trồng; nước uống, tắm rửa cho gia súc. − Các nhân tố kinh tế - xã hội: + Dân cư – lao động (số lượng; chất lượng - 1 lao động nông nghiệp ở các nước phát triển hàng năm sản xuất ra 8 - 14 tấn hạt cốc và 1500 - 2000kg thịt, đủ cung cấp cho nhu cầu của 30 - 80 người; truyền thống – tập quán): vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ. + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất: quá trình cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa (giống ngô lai F1 đã đưa năng suất bình quân từ 2,2 - 2,5 tấn/ ha lên tới 8 tấn/ ha), thủy lợi hóa. + Thị trường tiêu thụ: có tác động điều tiết hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Đường lối chính sách: công cụ điều tiết của Nhà nước. II. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Các hình thức TCLTNN XÝ nghiÖp n«ng nghiÖp Hé gia ®×nh Trang tr¹i Hîp t¸c x· N«ng tr−êng n«ng nghiÖp quèc doanh ThÓ tæng hîp n«ng nghiÖp Vïng n«ng nghiÖp B¨ng chuyÒn ®Þa lý http://www.ebook.edu.vn 29 1. Xí nghiệp nông nghiệp. Là một hình thức TCLTNN, trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với tư liệu lao động (đất đai) và đối tượng lao động (cây trồng, vật nuôi) để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho các ngành kinh tế. a. Hộ gia đình: − Vai trò: quan trọng trong bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn, đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn phát triển lên trình độ cao hơn: sản xuất hàng hóa. Phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á. − Đặc điểm: + Chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của gia đình. + Quy mô đất đai nhỏ, tính chất tiểu nông, ít vốn. + Trình độ kĩ thuật: mang tính truyền thống. + Cách thức: sử dụng lao động gia đình là chính. b. Trang trại: − Vai trò: to lớn, phổ biến ở các nước phát triển và các nước đang tiến hành CNH: + Về kinh tế (phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nê ...

Tài liệu có liên quan: