Danh mục tài liệu

Bài Giảng Điều Khiển Chương Trình Số - Máy Công Cụ phần 8

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 331.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trao đổi liên kết Đặc trưng của hệ thống sản xuất truyền thống: – – – – – – dữ liệu – Phần cứng để hỗ trợ phần mềm Như vậy, một hệ thống chế tạo liên kết (CIM) phải có 2 hay nhiều máy tính nối với nhau để trao đổi thông tin.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài Giảng Điều Khiển Chương Trình Số - Máy Công Cụ phần 8 2. Trao đổi liên kết Đặc trưng của hệ thống sản xuất truyền thống: – Phải có nhiều bản sao cho cùng 1 thông tin – Khó xem xét lại khi có nhiều bản sao – Trễ khi chuyển các bản sao, dễ mất – Bản sao không có tính tương tác, lưu trữ khó, chiếm chỗ Máy tính khắc phục các nhược điểm trên, nhưng đặt ra các thách thức: – Viết các chương trình hỗ trợ các chức năng liên kết – Phần mềm hỗ trợ trao đổi giữa các địa điểm làm việc và chia xẻdữ liệu – Phần cứng để hỗ trợ phần mềm Như vậy, một hệ thống chế tạo liên kết (CIM) phải có 2 hay nhiều máy tính nối vớinhau để trao đổi thông tin. Lấy ví dụ đơn giản, bộ điều khiển PLC điều khiển tay rôbốtcấp chi tiết trên máy phay, trong khi toàn hệ thống do trạm điều khiển trung tâmCMCS dựa trên cơ sở dữ liệu chung (ví dụ định mức thời gian cho các nguyên côngphay, tiện nhận được từ các hệ thống hỗ trợ chế tạo CAD/CAM...) để phân phối côngviệc, kể cả lưu trữ kết quả giám định chất lượng sản phẩm. Các máy tính nối kết thựchiện việc truyền dữ liệu. B. Một số đặc tính chính của CIM : – Linh hoạt : Bằng cách liên kết với nhiều máy và thiết bị tự động và giao tiếp quaphần mềm với một hệ thống khác nhờ máy tính, do vậy dễ dàng trao đổi thông tin,truyền dữ liệu cũng như thực hiện bài toán điều khiển, hoặc lập kế hoạch tổ chức sảnxuất. – Có thể mở rộng được : Các thiết bị phần cứng hay phần mềm có thể được bổsung thêm, ví dụ một hệ thống đơn giản bao gồm 1 máy và 1 rô bốt được mở rộngthêm thành một hệ thống hoàn chỉnh hơn. – Chia thành các mô đun : Mỗi mô đun của CIM có khả năng thực hiện nhiệm vụriêng, độc lập với phần còn lại của hệ thống, cho phép khảo sát một cách đầy đủ nhấttừng phần việc. Các máy tính của CIM có thể hoạt động dưới dạng : • Độc lập ( Stand alone)- không kết nối với các máy khác, chỉ cho người dùngthực hiện các công việc độc lập. 92 • Kết nối ( Interfaced)- nối giữa 2 máy tính, thường qua cổng nối tiếp như RS-232 và RS-422. Hoạt động với tốc độ từ (2400 ÷9600) baud. • Mạng ( Networked)- nối mạng giúp cho việc chia xẻ files và cơ sở dữ liệu.Các đặc tính chung: ∗ IEEE-488 nối 1 số lượng nhỏ máy tính ( ≤ 32), hoạt động với tốc độ từ ( 0.5÷ 8 )Mbit/s, các máy chỉ cách nhau vài mét. ∗ Ethernet- nối 1 số lượng lớn hơn các máy tính ( ≤ 1024) trong phạm vikhoảng 1km, hoạt động với tốc độ đến 10 Mbit/s. Đây là các mạng cục bộ LAN (Local Area Network), nhưng có thể mở rộng sang WAN ( Wide Area Network) bằngcách nối kết các mạng cục bộ LAN khác.Các loại máy tính được dùng ở CIM: ∗ Máy chủ ( Mainframes)- xử lý được với 1 khối lượng lớn dữ liệu, thích hợpcho nhiều ứng dụng, có thể chạy được nhiều chương trình. ∗ Máy trạm ( Workstations)- có khả năng đa xử lý như máy chủ, nhưng giớihạn số lượng các ứng dụng. ∗ Các bộ vi xử lý ( Micro-processor)- các máy tính nhỏ với các hệ điều hànhđơn giản ( ví dụ máy tính cá nhân với MS-DOS) chỉ dùng để điều khiển quá trình cùngvới các bộ vi điều khiển ( microcontrollers ). Đặc điểm chung của các bộ vi điều khiểnthường có sẵn giao diện truyền thông nối tiếp SCI (Serial Communications Interfaces)hoặc bộ nhận/truyền không đồng bộ vạn năng UART (Universal AsynchronousReceiver / Transmitter ) sẵn sàng nối kết với các thiết bị khác. Cách liên lạc nối tiếptiện lợi vì làm giảm được số chân của bộ xử lý, chỉ cần 2 chân ( SD-Truyền dữ liệu vàRD-Nhận dữ liệu) so với 8 chân nếu dùng phương pháp liên lạc song song. Sử dụngcác bộ vi điều khiển còn có ưu điểm là chúng cũng có sẵn các bộ phận tích hợp nhưbộ ADC, bộ đếm (Counter), mạch dao động (Oscillator)…do vậy kết cấu chung của hệgọn hơn. Nhược điểm chính đối với các bộ vi điều khiển là phải biết các mã lệnh củachúng để có thể lập trình điều khiển. Các bộ vi điều khiển ngày nay được ứng dụngrộng rãi với CIM dùng cho phối hợp và điều khiển quá trình. Các câu hỏi Chương 4: 1. Giải thích 1 đoạn chương trình APT. 2. Giải thích lưu đồ của chương trình xử lý tiếp theo. 3. CIM ? 93 Chương 5 Truyền dữ liệu đến các Máy công cụ ĐKS 5.1 Truyền dữ liệu đến các máy công cụ ĐKS Việc truyền và lưu trữ các chương trình gia công chi tiết đến các máy công cụ ĐKStrước đây được thực hiện thông qua các băng hoặc bìa đục lỗ với các chương trìnhđược mã hoá và đục lỗ theo các ký hiệu đã mã hoá, sau đó nạp vào bộ đọc băng (bìa),giải mã, truyền tín hiệu điều khiển trực tiếp máy công cụ. Truyền các chương trình gia công qua các hệ điều khiển CNC đã trở nên được ưachuộng do việc truyền dữ liệu nhanh chóng, tiện lợi. Chương trình có thể được lưu trữ,cập nhật... dễ dàng, có thể kiểm tra ...