Danh mục tài liệu

Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.47 MB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về phương pháp giá trị tài sản; phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại); phương pháp chiết khấu dòng tiền; phương pháp chiết khấu dòng tiền cổ tức; phương pháp so sánh; tổ chức công tác định giá doanh nghiệp; quy trình định giá doanh nghiệp; báo cáo định giá doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Định giá doanh nghiệp: Phần 2 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG  ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC BÙI XUÂN PHONG BÀI GIẢNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Hà Nội, tháng 12 năm 2017 2 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ TÀI SẢN 3.1 Cơ sở lý luận chung Phương pháp giá trị tài sản (Asset Method) còn gọi là “Phương pháp giá trị nội tại” được xây dựng từ các quan điểm: - Doanh nghiệp là một loại hàng hóa thông thường; - Nền tảng của hoạt động của doanh nghiệp được xúc tiến trên cơ sở một lượng tài sản nhất định. Những tài sản đó nói lên sự tồn tại của doanh nghiệp và cấu thành một thực thể doanh nghiệp. - Sự hình thành tài sản doanh nghiệp bắt đầu từ việc đầu tư của các nhà đầu tư khi thành lập và được bổ sung trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Sự hình thành tài sản cùng với cơ cấu của tài sản là sự khẳng định về pháp lý và thừa nhận quyền sở hữu và lợi ích của nhà đầu tư đối với tài sản. Do đó, giá trị doanh nghiệp sẽ được xác định bằng tổng giá trị thị trường của tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh. Có hai phương pháp tài sản để định giá doanh nghiệp phổ biến gồm phương pháp giá trị tài sản thuần và phương pháp định lượng Goodwill. 3.2 Phương pháp giá trị tài sản thuần 3.2.1 Cơ sở lý luận Trong quá trình hoạt động, do nhu cầu tài chính và thanh toán phát sinh, giá trị doanh nghiệp sẽ còn phải bao gồm các khoản nợ (trái quyền) chưa được thanh toán hoặc chưa đáo hạn, như: số dư tiền vay, tiền lương chưa đến hạn trả, thuế chưa đến kỳ nộp, các khoản ứng trước,... Nhưng để xác định giá trị doanh nghiệp nhằm thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp, thì chỉ xác định giá trị tài sản thuần là giá trị thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây là cơ sở của phương pháp giá trị tài sản thuần (Adjusted Net Asset Method). 3.2.2 Nội dung Theo lý luận trên, giá trị doanh nghiệp được xác định bằng công thức: V0 = Vt - Vn (3.1) Trong đó: - V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp. - Vt: Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp đang sử dụng trong sản xuất - kinh doanh. - Vn: Giá trị các khoản nợ. Trong công thức trên, V0 có thể được tính toán theo hai cách sau: 59 (a) Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách: Tổng giá Các khoản nợ phải V0 = - trị tài sản trả bên nguồn vốn Đây là cách tính toán đơn giản, dễ dàng và đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp hành tốt các quy định của chế độ kế toán thì kết quả tính toán mới đáng tin cậy. Nếu như việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của chế độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy về số vốn theo sổ sách của chủ sở hữu đang huy động vào sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để các nhà tài trợ đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn đầu tư, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp. Cách đánh giá này minh chứng cho các bên liên quan thấy rằng đầu tư vào doanh nghiệp luôn được bảo đảm bằng giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp, chứ không phải là bằng cái “có thể” hoặc “dự tính tương lai” như nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên, phương pháp này được sử dụng mang tính chất tham khảo trong quá trình áp dụng các phương pháp khác khi xác định giá trị doanh nghiệp, xuất phát từ: + Số liệu kế toán là những số liệu lịch sử phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của niên độ kế toán, không còn phù hợp vào thời điểm định giá doanh nghiệp ngay cả khi không có lạm phát; + Giá trị của tài sản cố định phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao, vào thời điểm xác định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định. Do vậy, giá trị tài sản cố định trên sổ sách kế toán thường không phù hợp với giá thị trường vào thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. + Giá trị tài sản tồn kho hoặc đang dùng trong quá trình sản xuất (hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu,...) phụ thuộc vào phương pháp hạch toán tồn kho (giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá bình quân) và phương thức phân bổ chi phí. Nên số liệu kế toán tồn kho không phản ánh phù hợp giá trị thị trường vào thời điểm đánh giá doanh nghiệp. Đó là một số lý do cơ bản, nhưng cũng đủ để giải thích vì sao trị giá tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tài liệu tham khảo trong quá trình đánh giá lại toàn bộ tài sản theo giá trị thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. (b) Căn cứ vào giá thị trường Để xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị trường, trước hết cần loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết và không có khả năng đáp ứng yêu cầu sản 60 xuất - kinh doanh. Sau đó tiến hành đánh giá giá trị số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ thể. - Tài sản hữu hình: + Tài sản là hiện vật: o Tài sản cố định (kể cả tài sản cố định cho thuê) là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường của tài sản ấy. Trong thực tế, các tài sản của doanh nghiệp định giá là các tài sản đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau, khi đó, người ta thường dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ hợp lý trên giá trị của một tài sản mới. Cụ thể: Giá trị thực Nguyên giá Chất lượng còn lại của tế của tài = tính theo giá ...