Danh mục tài liệu

Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.30 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Giải phẫu 2 gồm 6 chương sau, tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức tổng quan về: khí quản - phổi - màng phổi; dạ dày - tá tràng - tụy - lách; gan - mật; ruột non - ruột già - phúc mạc; tiết niệu - sinh dục nam; khung chậu - đáy chậu - sinh dục nữ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) BÀI 5: KHÍ QUẢN- PHỔI- MÀNG PHỔI 1. KHÍ QUẢN: - Khí quản là một ống dẫn khí nằm trong cổ và ngực.Khí quản nằm trên đường giữa,đi từ đốt sống cổ 6 xuống dưới và ra sau theo đường cong của cột sống và lệch sang phải,đến đốt sống ngực 4 hoặc ngực 5 thì chia làm 2 phế quản chính phải và trái.Ở trong lòng của chỗ phân đôi,có một gờ dọc ở giữa 2 lỗ dẫn vào 2 phế quản chính gọi là cựa khí quản .Hai phế quản chính hợp thành một góc 70 độ .Phế quản chính phải to hơn ,chếch hơn và ngắn hơn phế quản chính trái ,do đó dị vật thường rơi vào phế quản chính phải . - Khí quản bao gồm từ 10-20 vòng sụn khí quản hình chữ C nối tiếp nhau bởi một loạt các dây chằng vòng và được đóng kín phía sau bởi một lớp cơ trơn .Mặt trong khí quản được lót bởi lớp niêm mạc,liên tục với niêm mạc hầu và thanh quản,do đó khi bị viêm nhiễm vùng hầu và thanh quản ,vi trùng có thể xâm nhập vào khí quản và phổi.Khí quản dài 15 cm,đường kính khoảng 1,2 cm(ở người lớn). Ở phía trước các vòng sụn 2,3,4 của khí quản có eo tuyến giáp dính chặt vào.Hai bên khí quản liên quan với các mạch máu lớn và thần kinh ở vùng cổ ,ngực.Thực quản nằm phía sau khí quản,hơi lệch về bên trái. - Khí quản được cung cấp máu từ các nhánh khí quản của ĐM: giáp dưới,giáp trên và ĐM khí quản 60 HÌNH 2: HÌNH THỂ NGOÀI CỦA PHỔI 2. PHỔI- MÀNG PHỔI: Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp ,là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí. Hai phổi nằm trong lồng ngực,giới hạn nên trung thất ,mỗi phổi được bọc trong một bao thanh mạc gồm 2 lá gọi là màng phổi . 2.1.Hình thể ngoài của phổi: Mỗi phổi được ví như nửa hình nón gồm một đáy,một đỉnh,hai mặt,hai bờ. 2.1.1 Đáy: Có mặt hoành nằm sát lên vòm hoành và do đó liên quan đến các tạng trong ổ bụng đặc biệt là gan. 2.1.2 Đỉnh: Ở phía trên nhô lên khỏi xương sườn 1 khoảng 3 cm qua lỗ trên của lồng ngực . 2.1.3 Mặt sườn: Là mặt lồi ,áp sát lồng ngực.Ở phổi trái có khe chếch chia phổi trái làm 2 thùy:trên và dưới ,ngoài ra còn có thùy lưỡi(lưỡi phổi) do đỉnh tim ấn vào.Ở phổi phải có thêm khe ngang,chia phổi phải làm 3 thùy:trên,giữa và dưới.Nơi các mặt thùy phổi áp sát vào gọi là mặt gian thùy. 61 2.1.4 Mặt trong: Hơi lõm, quay vào phía trong ,gồm 2 phần:phần cột sống ở phía sau và phần trung thất ở phía trước.Ở trước dưới phổi phải có một chỗ lõm do tim ấn vào,nên gọi là ấn tim,còn ở phổi trái ,ấn tim rất sâu nên gọi là hố tim . Ở mặt trong có rốn phổi: là nơi các thành phần của cuống phổi đi qua(phế quản chính,ĐM phổi,2 TM phổi,mạch phế quản,các dây thần kinh và hạch bạch huyết. Ở sau rốn phổi có ấn ĐM chủ(ở phổi trái) và ấn thực quản(ở phổi phải). Ở phía trên rốn phổi trái có ấn ĐM dưới đòn và ở phổi phải có ấn thân TM cánh tay đầu. 2.1.5 Bờ trước: Là ranh giới giữa mặt sườn và mặt trong,chiếu bờ trước lên thành ngực ngay sát đường giữa kéo dài từ đỉnh phổi đến đầu trong sụn sườn VI thì vòng ra phía ngoài. 2.1.6 Bờ dưới: Bao lấy mặt hoành và có 2 đoạn: -Đoạn thẳng:ngăn cách mặt hoành với mặt trong. -Đoạn cong: mỏng và sắc,lách vào ngách sườn hoành của màng phổi,đoạn này chiếu lên thành ngực theo một đường từ đầu trong sụn sườn VI qua khoảng gian sườn VII ở đường nách và tới sát cột sống ở đầu sau xương sườn XI. 2.2.Cấu tạo của phổi: Phổi được cấu tạo do các thành phần qua rốn phổi tỏa dần trong phổi:cây phế quản,ĐM và TM phổi,mạch phế quản,bạch mạch,các sợi thần kinh của đám rối phổi và mô liên kết xung quanh. 2.2.1 Sự phân chia cây phế quản: Mỗi phế quản chính sau khi chui vào rốn phổi sẽ chia thành các phế quản thùy.Mỗi phế quản thùy lại chia thành các phế quản phân thùy, dẫn khí cho một phân thùy phổi.Người ta đã dựa vào sự dẫn khí của các phế quản phân thùy để gọi tên các phân thùy phổi.Mỗi phổi có 10 phân thùy,đánh số từ 1đến 10 .Các phế quản phân thùy lại chia làm nhiều lần nữa,cho đến tận phế quản tiểu thùy,dẫn khí cho một tiểu thùy phổi.Tiểu thùy phổi là đơn vị cơ sở của phổi,gồm các tiểu phế quản hô hấp,dẫn khí vào ống phế nang ,rồi vào túi phế nang,sau cùng là phế nang.Phế nang là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí . Dựa vào sự phân chia cây phế quản cho tới các phế quản phân thùy,phổi được chia thành các phân thùy sau: 2.2.2 Các phân thùy phổi phải: - Thùy trên: phân thùy đỉnh(1),sau(2),trước(3). - Thùy giữa: phân thùy bên(4),giữa(5). -Thùy dưới:phân thùy đỉnh(6),dưới đỉnh(6”),đáy giữa(7),đáy trước(8),đáy bên(9),đáy sau(10). 2.2.3. Các phân thùy phổi trái: -Thùy trên:phân thùy đỉnh sau(1và2),phân thùy trước(3),lưỡi trên(4),lưỡi dưới(5). -Thùy giữa: phân thùy đỉnh(6),dưới đỉnh(6”),đáy giữa(7),đáy trước(8),đáy bên(9),đáy sau(10). 2.2.4. Sự phân chia của đm phổi: 62 Thân ĐM phổi bắt đầu từ tâm thất phải,chạy lên trên và ra sau,đến bờ sau của cung ĐM chủ ,chia thành 2 ĐM phổi phải và trái đi vào rốn phổi cùng với phế quản và sau đó chúng ...