Danh mục tài liệu

Bài giảng GIS ứng dụng (dùng cho học viên cao học) - Trần Quốc Bình

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 729.93 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng GIS ứng dụng (dùng cho học viên cao học) - Trần Quốc Bình tập trùng nghiên cứu các bài học chính như: Tính diện tích mặt dốc; spatial Join, Topology trong chuẩn hóa dữ liệu phục vụ đánh giá biến động sử dụng đất; thành lập bản đồ biến động sử dụng đất;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng GIS ứng dụng (dùng cho học viên cao học) - Trần Quốc Bình Trần Quốc Bình, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN _____  _____ Trần Quốc Bình Bài giảng GIS ứng dụng (dùng cho học viên cao học) Hà Nội - 2010 Trần Quốc Bình, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN Bài 1. Tính diện tích mặt dốc Dữ liệu đầu vào: feature class DiemDoCao và DonViHanhChinh ở geodatabase C:ArcGIS_courseCaoHocMatdocDoSon.mdb Yêu cầu: Hãy tính diện tích tự nhiên của 3 xã Đồng Văn, Hoàng Xá và Đỗ Xá. Kiến thức nền: các công cụ Raster Calculator, Zonal Statistics, Attribute Join (Join  Add Join tool) ---------------------------- Các bước thực hiện: 1. Hãy chứng minh mối quan hệ giữa diện tích của một hình đa giác phẳng bất kỳ với diện tích của hình chiếu của nó trên mặt phẳng nằm ngang: 1 S doc  S phang cos  với  là góc nghiêng của hình đa giác (so với mặt phẳng nằm ngang). Để bắt đầu, hãy chứng minh cho trường hợp tam giác đơn giản như hình vẽ bên. 2. Bật Spatial Analyst, đặt Cell Size bằng 20m và Working Directory tùy ý. 3. Tạo DEM có tên là DEM_DS từ lớp DiemDoCao bằng phương pháp nội suy Spline Tension, Cell size 20m (xem bài 13 trong cuốn bài giảng ArcGIS về phương pháp nội suy). 4. Từ lớp DEM ở bước trên, lập raster độ dốc có tên là Doc_DS, đơn vị dốc là độ (xem bài 13 trong cuốn bài giảng ArcGIS về tính độ dốc). 5. Dùng công cụ Raster Calculator tạo raster với các cell có giá trị là 1/cos() với  là độ dốc. Chú ý về đơn vị đo của góc. Xem về Raster Calculator trong phần trợ giúp của ArcGIS. 6. Đổi tên lớp kết quả thành InvCosGama. n 1 7. Tính tổng  cos  i 1 theo từng đơn vị hành chính bằng công cụ Zonal Statistics As i Table. Đặt kết quả đầu ra là bảng KetQua.dbf. Hãy dựa vào tham số Cell Size trả lời diện tích của các đơn vị hành chính là bao nhiêu? Các diện tích trên sẽ chỉ là gần đúng vì khi sử dụng công cụ Zonal Statistics có những pixel nằm cả bên trong và bên ngoài ranh giới hành chính. Để tính diện tích chính xác hơn, hãy làm các bước tiếp theo đây. 8. Join lớp DonViHanhChinh với bảng KetQua.dbf vừa tạo ra để gán kết quả Zonal Statistics với các đơn vị hành chính. Sử dụng trường Ten_DVHC để join. 9. Mở bảng thuộc tính của DonViHanhChinh, tạo một trường mới là DT_doc (định dạng Double). Tính toán cho trường DT_doc mới tạo theo công thức như hình vẽ dưới: 1 Trần Quốc Bình, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN thuc DT phang DT thuc doc  DTpixel doc  pixel DT phang Công thức tương ứng trong Field Calculator như sau: [DonViHanhChinh.Shape_Area] * [Ketqua.SUM] / [Ketqua.COUNT] Hoặc: [DonViHanhChinh.Shape_Area] * [Ketqua.DT_doc] / [Ketqua.AREA] Kết quả sẽ được như sau (kết quả của bạn có thể hơi khác đôi chút do các tham số nội suy có thể khác) Hãy so sánh diện tích thu được ở bước 9 so với kết quả ở bước 7. 2 Trần Quốc Bình, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN Bài 2. Spatial Join, Topology trong chuẩn hóa dữ liệu phục vụ đánh giá biến động sử dụng đất Dữ liệu đầu vào: 2 file bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2007 ở thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ở định dạng DGN của Microstation. Yêu cầu: chuyển đổi dữ liệu sang một cơ sở dữ liệu geodatabase của ArcGIS. Sau đó kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu sao cho các vùng hiện trạng: Có màu sắc khớp với nhãn mục đích sử dụng; Không đè lên nhau và không có các khoảng trống. Các vấn đề cần giải quyết: - Chuyển dữ liệu đầu vào từ định dạng *.dgn thành geodatabase; - Lọc bỏ các đối tượng không cần thiết trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Khắc phục các lỗi chồng đè, vùng hở của các vùng hiện trạng sử dụng đất; - Gán và kiểm tra thông tin về hiện trạng sử dụng đất của từng khoanh đất; - Hiển thị nội dung hiện trạng sử dụng đất. Kiến thức nền: công cụ Quick Import và Feature Class to Feature Class, Topology (xem trình chiếu trên lớp và đọc phần trợ giúp Topology  [described, creating, validating, errors, common tasks ...

Tài liệu có liên quan: