
Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 4
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài Giảng Hóa Kỹ Thuật 2 - Chương 4 Chương 4 – Phân bón PHÂN BÓNCHƯƠNG 44.1. Vai trò và đặc điểm của phân bón4.1.1. Vai trò của phân bón Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có tác dụng lớn đến năng suất, chấtlượng sản phẩm của cây trồng và độ phì nhiêu của đất. Đó là do nó đã bù lại chođất những chất dinh dưỡng mà cây trồng đã lấy đi sau mỗi vụ sản xuất để tạo ranăng suất. * Lượng chất dinh dưỡng cây trồng lấy đi để tạo nên năng suất: Lượng chất mà cây Lượng chất lấy đi để tạo Năng suất trồng lấy đi (kg/ha) ra 1 tạ thu hoạch Cây trồng (tạ/ha) N P2O5 K2O N P2O5 K2OLúa mùa 30 28 12 82 0,9 0,4 2,7Ngô 20 60 12 60 3,0 0,6 3,0Khoai lang 200 90 20 140 0,4 0,1 0,7Sắn 100 136 104 534 0,1 0,1 0,6Lạc 20 84 14 50 4,2 0,7 2,5Bông 6 94 22 69 15,6 3,6 11,3Đậu tương 10 30 7 22 3,0 0,7 2,2 Qua bảng trên ta thấy, chỉ kể 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K thì saumỗi vụ sản xuất cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn đểgóp phần vào việc tổng hợp các thành phần của cây trồng. Tóm lại, phân bón có vai trò to lớn trong việc tăng năng suất cây trồng và gópphần cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, cần phải chú ý kết hợp nhịpnhàng việc cải tiến nhiều biện pháp canh tác khác nhau với việc sử dụng phân bónhợp lý.4.1.2. Các loại phân bón Dựa vào phương pháp sản xuất, chế biến, người ta chia phân bón thành 2nhóm: - Phân bón công nghiệp (phân vô cơ): gồm những loại phân bón có nguồn gốcvô cơ. Nhóm phân bón này do các nhà máy sản xuất bằng phương pháp hoá học 37Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học Chương 4 – Phân bónnên còn được gọi là phân hoá học. Phân bón công nghiệp thường chứa một lượnglớn chất dinh dưỡng trong một đơn vị khối lượng. - Phân bón hữu cơ: loại phân bón này thường được sản xuất, chế biến trực tiépở các cơ sở nông nghiệp địa phương, phần lớn là những sản phẩm phụ của sản xuấtnông nghiệp (phân chuồng, phân gia cầm, tro …) hoặc còn được khai thác ở gầncác cơ sở nông nghiệp (than, bùn, vôi, thạch cao), hoặc người ta còn dùng cả nhữngcây trồng làm phân bón (phân xanh) và các phế phẩm của các nhà máy. Phân hữu cơ được chia thành các loại sau: phân chuồng, than bùn, phân bắc,phân gia cầm, tro bếp, bùn ao, khô dầu, phân xanh …4.1.3. Đặc điểm của phân hoá học Hầu hết các loại phân hoá học không chứa chất hữu cơ nên còn được gọi làphân vô cơ hoặc phân khoáng. Phân hoá học có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau nhưng chúng đều có một sốđặc điểm chung như sau: - Tỷ lệ chất dinh dưỡng cao. Ví dụ: Trong (NH4)2SO4 có 20%N, trong supephôtphat có 16 – 21%P2O5,trong NH4NO3 có 34%N, trong ure (CO(NH2)2) có 46%N. Trong khi đó phânchuồng chỉ chứa 0,3 – 0,5%N, 0,2 – 0,4%P2O5. Như vậy, hàm lượng N và P2O5trong 1 tấn phân chuồng tương đương với 20kg phân đạm và supe lân. - Dễ tan trong nước và cây trồng dễ hấp thu. Phần lớn phân hoá học dễ tantrong nước và dễ được hấp thu bởi cây trồng, tỷ lệ chất dinh dưỡng lại cao nên saukhi bón, cây trồng phát triển nhanh, hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, cũng do đặc điểmnày mà phân hoá học không bề lâu, khó cất giữ. - Phân hoá học không chứa chất hữu cơ. Do vậy, nếu chỉ dùng phân hoá họcthì sau vài nă m sẽ có ảnh hưởng đến tính chất đất. Để khắc phục nhược điểm này,cần phải bón phối hợp phân hoá học với phân hữu cơ.4.2. Phân đạm4.2.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng - Nitơ là một trong những nguyên tố cơ bản cần thiết cho thực vật. Nó là thànhphần quan trọng của tất cả các protit đơn giản và phức tạp trong nguyên sinh chấtcủa tế bào thực vật. Nguồn nitơ chủ yếu cần cho dinh dưỡng của cây trồng là muốinitrat và muối amoni. - Nitơ cũng có trong thành phần của các axit nucleic (ribonucleic RNA vàdezoxiribonucleic DNA), chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự trao đổichất của thực vật. 38Hoá kỹ thuật – Phần hai: Hoá nông học Chương 4 – Phân bón - Nitơ là một trong thành phần chủ yếu của clorofin. Cây trồng có chứaclorofin thì cơ thể của chúng có khả năng tự dưỡng (khả năng tổng hợp chất hữu cơcần thiết từ chất vô cơ). - Nitơ còn là thành phần của các phôtphatit, alcaloit trong một số vitamin, cácenzim và nhiều chất hữu cơ khác của tế bào thực vật. - Sự cung cấp đầy đủ và thừa nitơ: Khi cây trồng được cung cấp đầy đủ nitơ vànhững điều kiện khác thì tốc độ phát triển, hiệu suất quang hợp tăng lên, tạo điềukiện cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ có chứa nitơ trong cây. Tuy vậy, khithừa nitơ, thời kỳ sinh trưởng, phát triển sẽ kéo dài, cây hô hấp mạnh hơn quanghợp. Kết quả là gluxit tiêu hao nhiều hơn gluxit tích luỹ, lượng tinh bột trong câygiảm xuống. Như vậy, bón nitơ có ảnh hưởng cả tốt và xấu đến cây trồng. Để phát huyđược tác dụng tốt của nitơ cần phải cung cấp đầy đủ lượng nitơ cho cây trồng tuỳtheo từng thời kỳ sinh trưởng của nó.4.2.2. Các quá trình hoá học của nitơ trong đất4.2.2.1. Nitơ trong đất Trong đất, hàm lượng nitơ trung bình khoảng 0,1% khối lượng của đất. Tuỳtheo từng loại đất chứa lượng nitơ rất khác nhau và thường tỷ lệ thuận với lượngmùn có trong đất. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài liệu hóa học bài giảng môn hóa học hóa học hữu cơ hệ phương trình cân bằng hóa học Hóa Kỹ ThuậtTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Hóa học lớp 12 'Trọn bộ cả năm)
342 trang 379 0 0 -
Báo cáo đề tài: Chất chống Oxy hóa trong thực phẩm
19 trang 161 0 0 -
131 trang 138 0 0
-
Nhập môn Hóa kỹ thuật đại cương: Phần 2
258 trang 93 0 0 -
Luận văn Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun
162 trang 86 0 0 -
Giáo trình xử lý nước các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp cơ lý học kết hợp hóa học-hóa lý p7
10 trang 83 0 0 -
Tiểu luận: Các nguồn nitrat nitrit vào trong thực phẩm
19 trang 83 1 0 -
Cấu Tạo Phân Tử Và Cấu Tạo Không Gian Vật Chất Phần 7
20 trang 81 0 0 -
Lý thuyết môn Hoá học lớp 11 - Trường THPT Đào Sơn Tây
89 trang 80 0 0 -
Bài tập hóa kỹ thuật - Tập 1 - Đáp án và hướng dẫn phần I
15 trang 56 0 0 -
Phương pháp giải các bài tập đặc trưng về anđehit - xeton tài liệu bài giảng
0 trang 54 0 0 -
Tổng hợp cơ sở lý thuyết và 500 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học: Phần 2
158 trang 51 0 0 -
52 trang 48 0 0
-
13 trang 47 0 0
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 8: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
12 trang 47 1 0 -
34 trang 46 0 0
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 3 (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 45 0 0 -
Giáo trình Bài tập Hóa kỹ thuật: Phần 1
70 trang 43 0 0 -
Bài 9: NGHIÊN CỨU CÂN BẰNG HẤP THỤ TRIỂN RANH GIỚI PHA RẮN – LỎNG TỪ DUNG DỊCH
4 trang 42 0 0 -
201 trang 41 0 0