(NB) Bài giảng Khuyến nông được biên soạn với sự kế thừa và phát triển các giáo trình, tài liệu về khuyến nông. Bài giảng Khuyến nông gồm 4 chương: Một số vấn đề chung về công tác khuyến nông; Hệ thống tổ chức khuyến nông; Các phương pháp khuyến nông; Bảo vệ môi trường trong công tác khuyến nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khuyến nông - Trường Cao Đẳng Lào CaiỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAITRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG Thạc sỹ. Phạm Thạch BÀI GIẢNGKHUYẾN NÔNG Lào Cai, tháng 1 năm 2014 1 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay việc xây dựng mạng lưới khuyến nông viên cơ sở đang đượccác cấp tích cực triển khai thực hiện. Một trong những yêu cầu về năng lựccủa khuyến nông viên là phải nắm vững kỹ năng nghiệp vụ khuyến nông để cókhả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác khuyến nông ở vùng nông thôn,đặc biệt là nông thôn miền núi. Tập bài giảng Khuyến nông phục vụ chủ yếu cho đối tượng sinh viên hệđại học. Tuy nhiên đây cũng là tài liệu tham khảo cho cán bộ khuyến nôngkhuyến lâm và các đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực này. Bài giảng Khuyến nông nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọngcủa khuyến nông đối với công cuộc phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.Bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản về khuyến nông, những phươngpháp khuyến nông, cách tổ chức, lập kế hoạch và chuyển giao tiến bộ khoahọc kỹ thuật cho nông dân. Những kỹ năng cơ bản để trở thành một ngườicán bộ khuyên nông cơ sở giỏi là những nội dung và yêu cầu quan trọng củabài giảng. Bài giảng Khuyến nông được biên soạn với sự kế thừa và phát triểncác giáo trình, tài liệu về khuyến nông. Bài giảng Khuyến nông gồm 4chương: Một số vấn đề chung về công tác khuyến nông; Hệ thống tổ chứckhuyến nông; Các phương pháp khuyến nông; Bảo vệ môi trường trong côngtác khuyến nông. 2 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KHUYẾN NÔNG1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHUYẾN NÔNG1.1.1. Định nghĩa khuyến nông Khuyến nông là một từ khó định nghĩa nhưng đã có rất nhiều cách địnhnghĩa khác nhau tùy thuộc từng mục đích khác nhau. Sau đây là một số quanđiểm và định nghĩa về khuyến nông. Trước hết, theo nghĩa Hán - Văn, “khuyến” có nghĩa là khuyên người tacó gắng sức trong công việc, còn “khuyến nông” có nghĩa là khuyến mở mangphát triển trong nông nghiệp. Theo ngôn ngữ phương Tây, thuật ngữ “extension” có nguồn gốc từ Anhtừ những năm 1866 với một hệ thống trường Đại học. “Extension” - Khuyếnnông được tiếp nhận trước tiên ở các trường Đại học như Cambridge vàOxford, sau đó được mở rộng tới các hội giáo dục khác ở Anh và các nướckhác. “Extension” với nghĩa ban đầu là “triển khai” hay “mở rộng” nếu khighép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là“khuyến nông” và hiện nay đôi khi chỉ nói “Extension” người ta cũng hiểu đólà khuyến nông. “Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin có lợi tới người dânvà giúp họ thu đươc những kiến thức, kỹ năng và những quan điểm cần thiếtnhằm sử dụng một cách có hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật này” (theo B.E.Swanson và J.B. Claar). 3 “Khuyến nông khuyến lâm là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằmgiúp nông dân hình thành những ý kiến hợp lý và tạo ra các quyết định đúngđắn” (theo A.W. Van den Ban và H.S. Hawkins). “Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiến trình của việc hòanhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan điểm, kỹ năng đểquyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địa phương sửdụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để có khả năngvượt qua các trở ngại gặp phải” (D.Sim và H.A. Hilmi). “Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắng nghe nhữngkhó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự quyết định giải quyết vấn đề của chínhhọ” (Malla, A Manual for training Field Workers). “Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình giáo dục. Các hệ thốngkhuyến lâm thông báo, thuyết phục và kết nối con người, thúc đẩy các dòngthông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhànghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo” (Falconer, J.) “Khuyến nông là một từ tổng quát dùng để chỉ tất cả các công việc có liênquan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhàtrường, trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hành” (Thomas. G.Floes). Qua rất nhiều định nghĩa trên, chúng ta có thể định nghĩa khuyến nôngnhư sau: “Khuyến nông là một quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, truyền bákiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sảnxuất nông lâm nghiệp cho nông dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết đượcnhững công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho gia đình và cộng đồng”. Nghị định 56CP/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủvề khuyến nông khuyến ngư có quy định: các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổchức cá nhân nước ngoài có hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực: trồng trọt,chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông lâmsản, ngành nghề nông thôn và khuyến ngư trong lĩnh vực: nuôi trồng, khaithác, bảo quản, chế biến thủy sản (gọi chung là khuyến nôn, khuyến ngư tronglĩnh vực nông nghiệp, thủy sản).1.1.2. Tiến trình của khuyến nông - Kiến thức và kỹ năng: Khuyến nông cung cấp kiến thức kỹ thuật và huấn luyện các kỹ năngkhác nhau cho nông dân. Muốn phát triển sản xuất có hiệu quả, nông dân cầnkiến thức mới và những kỹ năng mới. Ví dụ cách tổ chức và quản lý trang trạikể cả việc theo dõi và ghi chép những khoản thu, chi, cách sử dụng những loại 4công cụ mới hoặc khả năng phân tích các thông tin về thị trường nông sảnhàng hóa. - Những khuyến cáo kỹ thuật: Khuyến nông cung cấp thông tin và những khuyến cáo kỹ thuật giúpnông dân tự mình đưa ra quyết định và hành động. Thông tin bao gồm giá cảvà thị trường của những mặt hàng mà họ có thể sản xuất hoặc quan tâm, hoặccó những loài cây/con giống họ đang cần. ...
Bài giảng Khuyến nông - Trường Cao Đẳng Lào Cai
Số trang: 164
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.07 MB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Khuyến nông Khuyến nông Phương pháp khuyến nông Vai trò của người cán bộ khuyến nông Chức năng của khuyến nôngTài liệu có liên quan:
-
24 trang 156 0 0
-
7 trang 137 0 0
-
Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND
10 trang 136 0 0 -
Quyết định số 1567/QĐ-BKHĐT
4 trang 136 0 0 -
3 trang 124 0 0
-
Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND
16 trang 110 0 0 -
Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND
12 trang 106 0 0 -
7 trang 105 0 0
-
2 trang 104 0 0
-
10 trang 102 0 0