Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 2 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ
Số trang: 65
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.26 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 2 Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 2013, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Cấu trúc của Báo cáo COSO; Khuôn mẫu của KSNB theo báo cáo COSO; Đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB; Trách nhiệm của các bên có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 2 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ CHƯƠNG 2: KHUÔN MẪU KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO BÁO CÁO COSO 2013 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO 2.2. Khuôn mẫu của KSNB theo báo cáo COSO 2.3. Đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB 2.4. Trách nhiệm của các bên có liên quan TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO COSO (Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commission) là một Ủy ban nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Treadway về việc chống gian lận trên BCTC. Ủy ban này được thành lập dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghề nghiệp kế toán ở Hoa Kỳ, bao gồm: TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO + Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) + Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA – American Accounting Association) + Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI – Financial Executives Institute) + Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA – Institute of Management Accountants) + Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA – Institute of Internal Auditors) TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO - Năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo chính thức về KSNB. Đây là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. - Năm 2013, trước tình hình thay đổi trong môi trường kinh doanh, cộng với sự kỳ vọng về ngăn ngừa và phát hiện gian lận ngày càng cao và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu, COSO đã cập nhật Báo cáo COSO 1992 thành Báo cáo COSO 2013. Báo cáo COSO 2013 chủ yếu đề cập đến các hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của đơn vị. Báo cáo COSO 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2014. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO - Cấu trúc của Báo cáo COSO 2013 bao gồm 3 phần, đó là: + Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành: Trình bày những nội dung tổng quát về KSNB, giúp cho nhà quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm bắt những nội dung chung nhất, cơ bản nhất về KSNB. + Phần 2: Khuôn mẫu của KSNB: Bao gồm định nghĩa, các bộ phận cấu thành KSNB và các tiêu chuẩn để giúp nhà quản lý, các đối tượng khác nghiên cứu để thiết kế, vận hành hay để đánh giá KSNB. + Phần 3: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB: Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý và bảng câu hỏi chi tiết giúp đánh giá hệ thống KSNB. Ngoài ra COSO 2013 còn ban hành thêm sổ tay về KSNB cho việc lập và trình bày BCTC cho người bên ngoài. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2. Khuôn mẫu của KSNB theo Báo cáo COSO Khuôn mẫu của báo cáo COSO năm 2013 được trình bày dưới dạng 17 nguyên tắc để giải thích các khái niệm liên quan đến 5 bộ phận của hệ thống KSNB. Các nguyên tắc này nhằm mục đích giúp cho các công ty có thể thiết kế và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2. Khuôn mẫu của KSNB theo Báo cáo COSO Các bộ phận của hệ thống KSNB bao gồm: - Môi trường kiểm soát - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin và truyền thông - Giám sát TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong 1 đơn vị. - Môi trường kiểm soát được xem là nền tảng của hệ thống KSNB. - Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài đơn vị TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát + Các nhân tố bên trong thuộc môi trường kiểm soát chủ yếu liên quan tới nhận thức, quan điểm, thái độ cũng như hành động của nhà quản lý trong doanh nghiệp. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát + Các nhân tố bên ngoài, bao gồm: Các thể chế kinh tế, chính trị, môi trường, luật pháp, văn hoá, phong tục tập quán, ảnh hưởng của các chủ nợ, các nhà đầu tư… Những nhân tố này vượt khỏi phạm vi kiểm soát của các nhà quản lý trong doanh nghiệp, nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm, phong cách điều hành, triết lý kinh doanh,… của nhà quản lý trong thiết kế và đảm bảo sự vận hành các quy chế hoặc thủ tục kiểm soát trong đơn vị. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát Khi thiết lập môi trường kiểm soát, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức -> Cần chú ý: + Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao nhất trong đơn vị. + Các tiêu chuẩn ứng xử + Đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB -> Cần chú ý: + Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị + Độc lập và có chuyên môn phù hợp + Giám sát của Hội đồng quản trị TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu. -> Cần chú ý: + Xác định cơ cấu tổ chức và cấp bậc báo cáo + Phân định trách nhiệm và quyền hạn + Giới hạn việc ủy quyền TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện sự cam kết về việc thu hút nhân lực thông qua tuyển dụng và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp để đạt được mụ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 2 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ CHƯƠNG 2: KHUÔN MẪU KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO BÁO CÁO COSO 2013 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO 2.2. Khuôn mẫu của KSNB theo báo cáo COSO 2.3. Đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB 2.4. Trách nhiệm của các bên có liên quan TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO COSO (Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commission) là một Ủy ban nhằm hỗ trợ cho Ủy ban Treadway về việc chống gian lận trên BCTC. Ủy ban này được thành lập dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghề nghiệp kế toán ở Hoa Kỳ, bao gồm: TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO + Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) + Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA – American Accounting Association) + Hiệp hội Quản trị viên tài chính (FEI – Financial Executives Institute) + Hiệp hội Kế toán viên quản trị (IMA – Institute of Management Accountants) + Hiệp hội Kiểm toán viên nội bộ (IIA – Institute of Internal Auditors) TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO - Năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo chính thức về KSNB. Đây là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. - Năm 2013, trước tình hình thay đổi trong môi trường kinh doanh, cộng với sự kỳ vọng về ngăn ngừa và phát hiện gian lận ngày càng cao và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu, COSO đã cập nhật Báo cáo COSO 1992 thành Báo cáo COSO 2013. Báo cáo COSO 2013 chủ yếu đề cập đến các hướng dẫn về quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát của đơn vị. Báo cáo COSO 2013 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2014. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.1. Cấu trúc của Báo cáo COSO - Cấu trúc của Báo cáo COSO 2013 bao gồm 3 phần, đó là: + Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành: Trình bày những nội dung tổng quát về KSNB, giúp cho nhà quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm bắt những nội dung chung nhất, cơ bản nhất về KSNB. + Phần 2: Khuôn mẫu của KSNB: Bao gồm định nghĩa, các bộ phận cấu thành KSNB và các tiêu chuẩn để giúp nhà quản lý, các đối tượng khác nghiên cứu để thiết kế, vận hành hay để đánh giá KSNB. + Phần 3: Công cụ đánh giá hệ thống KSNB: Đưa ra các hướng dẫn, gợi ý và bảng câu hỏi chi tiết giúp đánh giá hệ thống KSNB. Ngoài ra COSO 2013 còn ban hành thêm sổ tay về KSNB cho việc lập và trình bày BCTC cho người bên ngoài. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2. Khuôn mẫu của KSNB theo Báo cáo COSO Khuôn mẫu của báo cáo COSO năm 2013 được trình bày dưới dạng 17 nguyên tắc để giải thích các khái niệm liên quan đến 5 bộ phận của hệ thống KSNB. Các nguyên tắc này nhằm mục đích giúp cho các công ty có thể thiết kế và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2. Khuôn mẫu của KSNB theo Báo cáo COSO Các bộ phận của hệ thống KSNB bao gồm: - Môi trường kiểm soát - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin và truyền thông - Giám sát TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Môi trường kiểm soát là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong 1 đơn vị. - Môi trường kiểm soát được xem là nền tảng của hệ thống KSNB. - Môi trường kiểm soát chịu ảnh hưởng bởi nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài đơn vị TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát + Các nhân tố bên trong thuộc môi trường kiểm soát chủ yếu liên quan tới nhận thức, quan điểm, thái độ cũng như hành động của nhà quản lý trong doanh nghiệp. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát + Các nhân tố bên ngoài, bao gồm: Các thể chế kinh tế, chính trị, môi trường, luật pháp, văn hoá, phong tục tập quán, ảnh hưởng của các chủ nợ, các nhà đầu tư… Những nhân tố này vượt khỏi phạm vi kiểm soát của các nhà quản lý trong doanh nghiệp, nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm, phong cách điều hành, triết lý kinh doanh,… của nhà quản lý trong thiết kế và đảm bảo sự vận hành các quy chế hoặc thủ tục kiểm soát trong đơn vị. TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát Khi thiết lập môi trường kiểm soát, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức -> Cần chú ý: + Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao nhất trong đơn vị. + Các tiêu chuẩn ứng xử + Đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB -> Cần chú ý: + Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng quản trị + Độc lập và có chuyên môn phù hợp + Giám sát của Hội đồng quản trị TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu. -> Cần chú ý: + Xác định cơ cấu tổ chức và cấp bậc báo cáo + Phân định trách nhiệm và quyền hạn + Giới hạn việc ủy quyền TS. Lê Thị Thanh Mỹ 2.2.1. Môi trường kiểm soát - Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện sự cam kết về việc thu hút nhân lực thông qua tuyển dụng và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp để đạt được mụ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao Kiểm soát nội bộ nâng cao Kiểm soát nội bộ Khuôn mẫu kiểm soát nội bộ Cấu trúc của Báo cáo COSOTài liệu có liên quan:
-
27 trang 86 0 0
-
116 trang 61 0 0
-
26 trang 58 0 0
-
26 trang 45 0 0
-
Kiểm toán đại cương - Bài tập và bài giải: Phần 1
91 trang 44 0 0 -
62 trang 41 0 0
-
29 trang 41 0 0
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 8 - Đoàn QuỳnhPhương
18 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 2 - ĐH Kinh tế TP.HCM (Lớp không chuyên 2 tín chỉ - 2016)
15 trang 36 0 0 -
159 trang 36 0 0