Danh mục tài liệu

Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 843.54 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin cung cấp cho người học những kiến thức như: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin; Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường; Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN(Dành cho bậc Đại học - không chuyên lý luận chính trị) Biên soạn: Th.S Ngô Thị Thùy Dung Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2021 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTKTCT: Kinh tế chính trịPTSX: Phương thức sản xuấtTBCN: Tư bản chủ nghĩaCNTB: Chủ nghĩa tư bảnCNXH: Chủ nghĩa xã hộiXHCN: Xã hội chủ nghĩaLLSX: Lực lượng sản xuấtQHSX: Quan hệ sản xuấtSXHH: Sản xuất hàng hóaGTTD: Giá trị thặng dưCNH: Công nghiệp hóaHĐH: Hiện đại hóaKTTT: Kinh tế thị trường 2 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN A. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nắm được lịch sử ra đời và phát triển của KTCT Mác – Lênin. - Nắm được đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của KTCT Mác –Lênin. - Hiểu được sự cần thiết của việc học tập KTCT Mác – Lênin. 2. Về kĩ năng: - Giải thích được xu hướng ra đời những dòng lý thuyết KTCT nằm trong dòng chảyphát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại. - Có năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề nghiêncứu. - Sử dụng được các phương pháp nghiên cứu như: trừu tượng hóa khoa học, logickết hợp với lịch sử,… để nắm được bản chất của vấn đề từ đó giải quyết các vấn đề thựctiễn đang đặt ra trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay. 3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm: - Có ý thức đúng đắn và thái độ tích cực với việc học tập môn Kinh tế chính trị Mác– Lênin. - Có ý thức bảo vệ, phổ biến những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và đấutranh chống những quan điểm sai trái. B. Nội dung 1. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin 1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển tư tưởng kinh tế của loài người Giai đoạn thứ nhất, từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII + Tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ, trung đại: từ thời cổ đại đến thế kỷ XV. Sự xuất hiện của tư tưởng kinh tế thời cổ, trung đại gắn liền với phân công lao độnglần thứ nhất: chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt. Trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ đại như Xenophon(430-345 tr.CN), Platon (427-347 tr.CN), Aristotle (384-322 tr.CN) và trong một số tácphẩm của những nhà tư tưởng thời phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ,… đã đề cập đếnnhững vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, do trình độ phát triển khách quan còn lạc hậu của cácnền sản xuất nên nhìn chung, chưa tạo được những tiền đề cho sự xuất hiện mang tínhchất chín muồi các lý luận chuyên về kinh tế. Trong thời kỳ này chỉ xuất hiện số ít tư 3tưởng kinh tế mà không phải là những hệ thống lý thuyết kinh tế hoàn chỉnh với nghĩabao hàm các phạm trù, khái niệm khoa học. Tư tưởng kinh tế thời kỳ cổ đại coi chế độ chiếm hữu nô lệ là hợp lý, đánh giá caovai trò của kinh tế tự nhiên. Tư tưởng kinh tế thời kỳ trung đại gắn liền với chế độ phong kiến bảo vệ kinh tế tựnhiên, chủ yếu thông qua các bộ luật chịu ảnh hưởng của thần học. + Chủ nghĩa trọng thương: từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVII. Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vựcKTCT, xuất hiện trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và đây là thời kỳ tích lũynguyên thủy tư bản. Đây là học thuyết kinh tế đầu tiên về PTSX TBCN. Đây cũng là thời kỳ Chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống Chủ nghĩa duy tâm, kinh tếhàng hóa và khoa học tự nhiên phát triển mạnh. Đặc biệt là những phát kiến địa lý cuốithế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, việc tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âusang Ấn Độ,… đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Về mặt thuật ngữ, thuật ngữ KTCT (political economy) được xuất hiện vào đầu thếkỷ thứ XVII trong tác phẩm “Chuyên luận về KTCT” (1615) của Antoni Montchrestien(1575-1621). Đại biểu điển hình: Thomas Mun (Anh, 1571-1641), Antoni Montchrestien (Pháp,1575-1621). Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực lưu thông. Đặc điểm và những quan điểm kinh tế chủ yếu chủ nghĩa trọng thương:  Thứ nhất, đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản củacủa cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu. Hàng hóa chỉ là phương tiện tăng khốilượng tiền tệ.  Thứ hai, để có thể tích lũy được tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại,mà trước hết là ngoại thương.  Thứ ba, lợi nhuận do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Nó là kếtquả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có.  Thứ tư, tích lũy tiền tệ chỉ thực hiện được dưới sự giúp đỡ của nhà nước. ...