Danh mục tài liệu

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 7 - ThS. Phạm Xuân Trường

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 867.29 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở" với mục tiêu giúp người học phân tích được lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế; phân tích được cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái; tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 7 - ThS. Phạm Xuân Trường BÀI 7KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế. • Phân tích được cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái. • Chỉ ra được tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo. 2NỘI DUNG BÀI HỌC Lý thuyết về lợi thế so sánh và Xu hướng hạn chế thương mại 7.1 xu hướng tự do hóa thương 7.2 quốc tế mại quốc tế 7.3 Cán cân thanh toán quốc tế 7.4 Tỷ giá hối đoái Tác động của chính sách 7.5 vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau 37.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNHVÀ XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7.1.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh 7.1.2 Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế 47.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH Lợi thế tuyệt đối • Quốc gia A được coi là có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia B khi sản xuất sản phẩm X nếu năng suất lao động của quốc gia A lớn hơn quốc gia B trong việc sản xuất sản phẩm X hoặc chi phí sản xuất sản phẩm X của quốc gia A nhỏ hơn quốc gia B. • Ví dụ: Số lượng sản phẩm làm ra trong 1 giờ Quốc gia A Quốc gia B Sản phẩm X 5 8 Sản phẩm Y 10 3 Theo ví dụ quốc gia A có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất sản phẩm Y (10 > 3) và quốc gia B có lợi thế tuyệt đối khi sản xuất sản phẩm X (8 > 5). 57.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo) • Dựa trên lợi thế tuyệt đối, quốc gia A nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất Y; quốc gia B nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất X. • Sau đó hai nước tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau (A xuất khẩu Y, nhập khẩu X; B xuất khẩu X nhập khẩu Y). Kết quả là hai nước đều có khả năng tiêu dùng ở điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất. 67.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo) Lợi thế so sánh • Quốc gia A được coi là có lợi thế so sánh so với quốc gia B khi sản xuất sản phẩm X nếu chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở quốc gia A nhỏ hơn chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở quốc gia B hay quốc gia A sản xuất sản phẩm X hiệu quả hơn tương đối so với quốc gia B. • Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối, A sẽ sản xuất hết X và Y rồi xuất khẩu sang B; còn B không sản xuất X và Y. Trên thực tế, A và B vẫn có thương mại. • Ví dụ: Số lượng sản phẩm làm ra trong 1 giờ Quốc gia A Quốc gia B Sản phẩm X 5 8 Sản phẩm Y 3 10 77.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo)  Chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở A: 1X = 0,6Y (vì trong 1 giờ lao động ở A có thể làm ra hoặc 5X hoặc 3Y)  Chi phí cơ hội để sản xuất sản phẩm X ở B: 1X = 1,25Y (vì trong 1 giờ lao động ở B có thể làm ra hoặc 8X hoặc 10Y) → A có lợi thế so sánh trong việc sản xuất sản phẩm X (0,6 < 1,25). Tương tự, có thể tính toán chi phí cơ hội để rút ra kết luận: Quốc gia B có lợi thế so sánh trong việc sản xuất sản phẩm Y. • Giống như lợi thế tuyệt đối, quốc gia A nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất X; quốc gia B nên chuyên môn hóa dồn nguồn lực để sản xuất Y. • Sau đó hai nước tiến hành trao đổi hàng hóa với nhau (A xuất khẩu X, nhập khẩu Y, B xuất khẩu Y nhập khẩu X). • Tỷ lệ trao đổi nằm giữa hai mức chi phí cơ hội khi hai quốc gia tự sản xuất (0,6Y < 1X < 1,25Y). Kết quả là hai nước đều có khả năng tiêu dùng ở điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất. 87.1.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ SO SÁNH (tiếp theo) Bài tập 7.1: Cho bảng số liệu sau (số liệu trong bảng là sản lượng làm ra trong 1 giờ) Việt Nam Hàn Quốc Gạo 100 kg 250 kg Ô tô 1 chiếc 4 chiếc Xác định lợi thế so sánh của Việt Nam và Hàn Quốc? Tỷ lệ trao đổi gạo – ô tô giữa Việt Nam và Hàn Quốc nằm trong khoảng nào? 97.1.2. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 107.1.2. XU HƯỚNG TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (tiếp theo) Thuế nhập khẩu bình quân giảm. Các hà ...