Danh mục tài liệu

Bài giảng Mô phôi: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2016)

Số trang: 203      Loại file: pdf      Dung lượng: 28.01 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Mô phôi tiếp tục cung cấp cho sinh viên những kiến thức của phần mô học, với các nội dung về: mô và biểu mô, mô liên kết, mô sụn, mô xương, mô cơ, mô máu và bạch huyết, mô thần kinh; mô học hệ cơ quan, hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ quan tạo huyết và miễn dịch, da và các bộ phận thuộc da, hệ hô hấp, ống tiêu hóa chính thức, tuyến tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ nội tiết, hệ sinh dục nam, hệ sinh dục nữ,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Mô phôi: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2016)PHẦN MÔ HỌC NHẬP MÔN MÔ HỌC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: Mô học là môn khoa học nghiên cứu hình thái vi thể và siêu vi thể của tế bào,mô, cơ quan cơ thể người bình thường, trong mối quan hệ chặt chẽ với ý nghĩachức năng của chúng. Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống. dựa vào chức năng cóthể xếp tế bào cơ thể thành những nhóm cơ bản sau: tế bào gốc, tế bào biểu mô,tế bào chống đỡ, tế bào co rút (tế bào cơ), tế bào thần kinh, tế bào máu, tế bàomiễn dịch và tế bào chế tiết hormon. Mô gồm quần thể tế bào đã chuyên môn hóa và những sản phẩm của tế bàođảm nhiệm một hoặc vài chức phận nhất định. Cơ thể người có 05 loại mô cơbản: (1) biểu mô, (2) mô liên kết (mô liên kết chính thức, mô xương, mô sụn, mômỡ, mô lưới), (3) mô cơ, (4) mô thần kinh và (5) mô máu và bạch huyết. Cơ quan là đơn vị cấu trúc gồm các nhóm mô, đảm nhiệm một hoặc nhiềuchức năng nhất định. Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan liên hệ hoặc phụ thuộc nhau, đảmnhiệm 1 hoặc nhiều chức phận nhất định. Cơ thể người bao gồm các cơ quan và hệ cơ quan hoạt động tương tác vớinhau, đảm bảo sự thích nghi trong môi trường sống. 2. QUAN HỆ GIỮA MÔ HỌC VÀ CÁC MÔN HỌC KHÁC TRONG Y SINH HỌC Mô học được coi là mô học cơ sở về hình thái cho các môn học cơ sơ chứcnăng như: sinh lý học, sinh hóa học và các môn học tiền lâm sàng như: giải phẩubệnh, sinh lý bệnh, dược lý học. Với giải phẫu học: giải phẫu học và mô học là hai môn học hình thái học màsinh viên được học ngay những năm đầu khi vào trường y. Gải phẫu học nghiêncứu mô tả bằng quan sát đại thể, mô học nghiên cứu mô tả cơ thể ở mức hiển vi.Những phát hiện và hiểu biết về giải phẫu học là tiền đề để ngành mô học đi sâunghiên cứu; đổng thời những kiến thức về mô học làm phong phú và sâu thêmnhững hiểu biết về giải phẫu. Với sinh lý học: Sinh lý học nghiên cứu những cơ chế và qui luật hoạt độngchức năng của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người. Những hiểu biết về cấutrúc đại thể (giải phẩu học) và đặc biệt là những kiến thức về vi thể, siêu vi thể(mô học) giúp trả lời câu hỏi vì sau các cơ quan, hệ cơ quan lại thực hiện đượcnhững chức năng đó. Với những hiểu biết hiện nay về cơ thể con người, có thể nói: “Trong cơ thểkhông có một cấu trúc nào không đảm một chức năng không có chức năng nàokhông liên quan đến một cấu trúc”. Khi nghiên cứu mô tả cấu trúc hình thái củatế bào, mô của cơ quan nào đó, người làm mô học luôn tìm hiểu liên hệ với ýnghĩa chức năng của tế bào và mô ấy. Mô học không có nhiệm vụ nghiên cứuhoạt động sinh lý của các cơ quan, hệ cơ quan, nhưng mô học luôn tìm hiểu ýnghĩa chức năng của các cấu trúc đã nghiên cứu, ngày nay, mô sinh lý học là mộttrong những hướng nghiên cứu của mô học hiện đại 1 Với sinh hóa học: việc áp dụng nghững kỹ thật nghiên cứu hóa tế bào, hóa mônhằm phát hiện và xác định vị trí, sự phân bố và những biến đổi các thành phầnhóa học ở tế bào và mô đã chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa hóa học, hóa sinhhọc với tế bào học, mô học,… Với những môn bệnh học và lâm sàng: những kiến thức mô học của cơ thểngười bình thường là không thể thiếu để có thể nhận ra được những cấu trúc bệnhlý bất thường và giúp hiểu thấu đáu những quá trình sinh hóa bất thường và sinhlý bệnh. Cùng với những khám xét lâm sàng và cận lâm sàng khác các lâm sàng cònsử dụng các kết quả phân tích về tế bào học, mô học… Giúp cho việc chẩn đoán,tiên lượng, theo dõi trong quá trình điều trị cho người bệnh. Nhà bệnh lý họcngười Đức Rudolf Virchow (1821 - 1902) đã từng có câu nói nổi tiếng: “…Tôikhẳng định rằng, không một thầy thuốc giỏi nào lại không hiểu biết tường tận vềcấu trúc cơ thể con người!...” 3. PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP Để đạt kết quả học tập, cần có phương pháp phù hợp. Ngoài việc phải nắmvững những mục tiêu học tập của mỗi bài, sinh viên cần lưu ý những điểm sau: + Vì mô học là môn học hình thái mô tả, nhiều chi tiết và thuật ngữ, nên cầnhọc cách gọi tên và mô tả đúng các cấu trúc, hiểu các hình và tập vẽ các hìnhminh họa; nên làm dàn ý chi tiết bài học của riêng mình. + Nên liên hệ giữa đặc điểm hình thái với ý nghĩa chức năng của cấu trúc. + Tích cực, chủ đông tham gia các buổi thực tập trên tiêu bản để củng cố kiến thức. 2 MÔ VÀ BIỂU MÔMỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm và các đặc điểm cấu tạo của biểu mô. 2. Mô tả được các cấu trúc liên kết giữa các tế bào. 3. Mô tả được cấu trúc mô học của 9 loại biểu mô phủ và trình bày vị trí của chúng trong cơ thể. 4. Phân loại biểu mô tuyến. 5. Mô tả được các kiểu chế tiết của biểu mô tuyến.NỘI DUNG1. MÔ LÀ GÌ? Mọi cơ thể sống có hai phạm trù cơ bản: cấu tạo và chức năng. Bất kỳ cấutạo nào cũng đều đảm nhiệm những chức năng nhất định và ngược lại, bất kỳ ...