Danh mục tài liệu

Bài giảng Môi trường

Số trang: 213      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.23 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố lí học, hoá học, các chất hữu cơ và vô cơ của khí quyển, thạch quyển và đại dương. Môi trường sống là tập hợp các điều kiện xung quanh có ảnh hưởng đến cơ thể sống, đặc biệt là con người. Môi trường quyết định chất lượng và sự tồn tại của cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Môi trườngBài giảngMôi trường   CHƯƠNG I BÀI MỞ ĐẦUSinh viên cần nắm • Khái niệm cơ bản về thuật ngữ “môi trường”. • Khái niệm về quan trắc và phân tích môi trường • Xác định được các vấn đề liên quan tới chất lượng môi trường hiện tại và tương lai. • Vai trò của phân tích hoá học trong đánh giá chất lượng môi trường. I. MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GÍA CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG I.1. Môi trường (Environment) Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố lí học, hoá học, các chất hữu cơ và vô cơ củakhí quyển, thạch quyển và đại dương. Môi trường sống là tập hợp các điều kiện xungquanh có ảnh hưởng đến cơ thể sống, đặc biệt là con người. Môi trường quyết định chấtlượng và sự tồn tại của cuộc sống. I.2. Quan trắc môi trường (Monitoring) và phân tích môi trường a/ Quan trắc môi trường (Monitoring) Monitoring môi trường được định nghĩa là quá trình thu thập các thông tin về sự tồntại cũng như biến đổi nồng độ các chất trong môi trường có nguồn gốc từ nguồn thiênnhiên hay nhân tạo, quá trình này được thực hiện bằng các phép đo lường nhắc lại nhiềulần và với mật độ mẫu đủ dày về cả không gian và thời gian để từ đó có thể đánh giá cácbiến đổi và xu thế chất lượng môi trường. Do đó, monitoring chất lượng được hiểu làquan trắc, đo lường, ghi nhận một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ các thông sốchất lượng cũng như các thông số khí hậu thuỷ văn liên quan. Kết quả của monitoring lànhững số liệu. Theo UNEP monitoring môi trường được tiến hành nhằm các mục tiêu sau đây:(1) Ðể đánh giá các hậu quả ô nhiễm đến sức khoẻ và môi trường sống của con người, và như vậy sẽ xác định được mối quan hệ nhân quả của nồng độ chất ô nhiễm.(2) Ðể đảm bảo an toàn cho việc sử dụng tài nguyên (không khí, nước, đất, sinh thái.v.v) vào các mục đích kinh tế.(3) Ðể thu được các số liệu hệ thống dưới dạng điều tra cơ bản chất lượng môi trường và cung cấp ngân hàng dữ liệu cho sử dụng tài nguyên trong tương lai. 1http://www.ebook.edu.vn(4) Ðể nghiên cứu và đánh giá các chất ô nhiễm và hệ thống tiếp nhận chúng (xu thế, khả năng gây ô nhiễm).(5) Ðể đánh giá hiệu quả các biện pháp kiểm soát luật pháp về phát thải.(6) Ðể tiến hành các biện pháp khẩn cấp tại những vùng có ô nhiễm đặc biệt. Monitoring cái gì?, khi nào?, ở đâu? và như thế nào? được làm rõ chỉ khi mục tiêumonitoring đã được xác định. Vì vậy, điều quan trọng nhất của thiết kế một chương trìnhmonitoring là phải thiết lập được mục tiêu monitoring. Các bước thiết kế một chươngtrình monitoring được trình bày trong sơ đồ dưới đây. Cụ thể hơn, quan trắc môi trường cần cung cấp các thông tin sau: • Thành phần, nguồn gốc, nồng độ/hàm lượng/cường độ các tác nhân ô nhiễm trong môi trường. • Khả năng ảnh hưởng của các tác nhân này trong môi trường. • Dự báo xu hướng điễn biến về nồng độ và ảnh hưởng của các nhân tố này. Trên cơ sở các thông tin trên, cơ quan quản lý môi trường có biện pháp cảnh báo,quản lý môi trường và thi hành các biện pháp không chế, giảm thiểu tác động ô nhiễm vàsử dụng hợp lý các thành phần môi trường. Về nguyên tắc, tất cả các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, sinh vật) đềucần được quan trắc. Tuy nhiên trong thực tế hầu hết các quốc gia, mạng lưới hệ thốngquan trắc môi trường thường thực hiện quan trắc các thành phần môi trường động (nước,không khí) vì các thành phần môi trường này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộcsống con người, sinh vật mà còn có khả năng chuyển tải các tác nhân ô nhiễm từ vùngnày đến vùng khác, gây tác hại cho một không gian lớn, đặc biệt khi có sự cố ô nhiễmmôi trường. b/ Phân tích môi trường Phân tích môi trường có thể định nghĩa là sự đánh giá môi trường tự nhiên và suythoái do con người cũng như do các nguyên nhân khác gây ra. Đây là vấn đề rất quantrọng vì qua đó chúng ta có thể biết được yếu tố nào cần được quan trắc và biện pháp nàocần được áp dụng để quản lý, giúp chúng ta tránh khỏi các thảm hoạ sinh thái có thể xẩyra. 2http://www.ebook.edu.vn Trong những năm gần đây, nghiên cứu sinh thái không chỉ là sự tiếp cận về chấtlượng mà còn về số lượng. Để có thể hiểu biết và đánh giá về một hệ sinh thái đòi hỏiphải quan trắc đầy đủ sự biến động theo không gian và thời gian của các yếu tố môitrường, cả về số lượng và chất lượng có liên quan đến cấu trúc và chức năng của hệ. Đólà các tính chất lý hoá và sinh học của hệ sinh thái. Sơ đồ dưới đây minh hoạ các bướccần thực hiện trong quá trình quan trắc môi trường. Mục tiêu Vị trí và số lượng điểm Thông số giám sát Tần suất giám sát đ Phương pháp lấy mẫu Lựa chọn thiết bị Kỹ thuật phân tích Phương pháp hiệu chuẩn Phương pháp ghi số liệu P/p trình bày kết quả Công bố kết quả c/ Giá trị của các số liệu trong phân tích môi trường – quan trắc và phân tíchmôi trường Công việc khó khăn đối với các nhà nghiên cứu là phải xác định được những chỉ tiêuphân tích nào là cần thiết. Việc xác định thành phần các nguyên tố là đủ hay còn cần phảiphân tích các phần tử hay nhóm chức của các chất? 3http://www.ebook.edu.vn Ví dụ: Khi phân tích hàm lượng tổ số các nguyên tố như Hg, Pb, Cd... có thể sẽ khôngđánh giá được hết nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người. Điều này cũng tương tự nhưviệc đánh giá mối quan hệ giữa hàm lượng tổng số của các chất trong đất với khả năng sửdụng của cây trồng. Bởi vì, hàm lượng tổng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: