Danh mục tài liệu

Bài giảng Môi trường và con người: Phần I

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 670.09 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Môi trường và con người: Phần I trình bày các nội dung: mở đầu, các nguyên lý sinh thái học ứng dụng trong môi trường, dân số và môi trường, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên Môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Môi trường và con người: Phần I TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ Khoa Môi trường BÀI GIẢNGMÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Huế, 2011 Chương 1. MỞ ĐẦU1.1. CÁC KHÁI NIỆMMôi trường Có thể hiểu môi trường theo nghĩa rộng hay hẹp: + theo nghiã rộng – môi trường là tất cả những gì bao quanh và có ảnh hưởng đến một vật thể hay sự kiê ̣n. + theo nghia gắ n với con người và sinh vật, “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và ̃ vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Luật BVMT Việt Nam 2005). Môi trường gắn với con người có thể là: + Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên (không khí, đất, nước, động thực vật,...) tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người + Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa người và người như luật lệ, thể chế, cam kết, quy định... ở các cấp khác nhau. + Môi trường nhân tạo: gồm các yếu tố vật chất do con người tạo nên và làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người (ô tô, nhà ở, đô thị, công viên,...) Trong giáo trình này sử dụng định nghĩa môi trường trong Luật BVMT Việt Nam 2005.Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp vớitiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con ngườihoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trườngnghiêm trọng. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môitrường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp;phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ônhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tàinguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. An ninh môi trường: là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảođiều kiện sống an toàn cho con người trong hệ thống đó.1.2. CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN  Thạch quyển (lithosphere) hay còn gọi là địa quyển hay môi trường đất  Sinh quyển (biosphere) còn gọi là môi trường sinh học.  Khí quyển (atmosphere) hay môi trường không khí  Thủy quyển (hydrosphere) hay môi trường nước (Một số tài liệu còn phân chia thêm trí quyển – noosphere)1.3. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƢỜNG (1). Là không gian sinh sống cho con người và sinh vật - xây dựng: mặt bằng các khu đô thị, cơ sở hạ tầng,.. - giao thông vận tải: mặt bằng, khoảng không cho đường bộ, đường thủy, đường không. - sản xuất: mặt bằng cho nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, sản xuất nông-lâm-ngư - giải trí: mặt bằng, nền móng cho hoạt động trượt tuyết, đua xe, đua ngựa,…(2). Là nơi chứa các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người Khoa Môi trường 1 Bài giảng Môi trường và con người – 2011 - thức ăn, nước uống, không khí hít thở; - nguyên liệu sản xuất công, nông nghiệp; - năng lượng cho sinh hoạt, sản xuất; - thuốc chữa bệnh,..(3). Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất - tiếp nhận, chứa đựng chất thải; - biến đổi chất thải nhờ các quá trình vật lý, hóa học, sinh học(4). Làm giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật - hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu, chắn bão cát,…(5). Lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người - lịch sử địa chất, tiến hóa sinh vật, phát triển văn hóa con người - đa dạng nguồn gen - chỉ thị báo động sớm các tai biến tự nhiên như bão, động đất, núi lửa1.4. SƠ LƢỢC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM1.4.1. Trên thế giới- Ô nhiễm môi trường đã xuất hiện từ thời kỳ cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều vấnđề môi trường nghiêm trọng xảy ra từ những năm 1950-1970, ví dụ: + Sự cố Minamata, Nhật Bản Công ty Chisso thải chất thải chứa thủy ngân xuống Vịnh Minamata từ những năm đầu 1950, thủy ngân tích lũy trong thủy sản và đi vào cơ thể người gây chứng bệnh rối loạn thần kinh. Bệnh nhân đầu tiên phát hiện năm 1953. Tính đến 12/1992 đã có 2.945 người nhiễm bệnh Minamata và 1.343 chết. + Sương khói ở London năm 1952 Khí SO2 thải ra từ quá trình đốt than tích tụ nồng độ cao trong lớp sương khói gần mặt đất, gây tác hại nghiêm trọng hệ hô hấp. Xảy ra ở London từ 5-10/12/1952, đã có khoảng 4.000 người chết trong vòng vài tuần. Những nghiên cứu sau này ch ...