Danh mục tài liệu

Bài giảng môn học: Kỹ thuật Phòng thí nghiệm

Số trang: 81      Loại file: doc      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Môn học Kỹ thuật Phòng thí nghiệm là môn học cơ sở của chuyên nghành phân tích. Nó cung cấp các kiến thức cơ bản về các dụng cụ,thiết bị trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng bảo quản chúng. Ngoài ra, nó còn trang bị cho người học kiến thức về cách sắp xếp trong phòng thí nghiệm và công tác an toàn khi tiến hành thí nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn học: Kỹ thuật Phòng thí nghiệm Bài mở đầu: Giới thiệu môn học1-Đối tượng và nhiệm vụ của môn họcTrong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều những dụng cụ đolường như: -Trong nông nghiệp thường dùng các dụng cụ đo khối lượng, đo diện tích... -Trong sản xuất công nghiệp thường dùng các dụng đo áp suất, lưu lượng, thểtích, nhiệt độ, độ ẩm, đo tính chất hoá lí của các kim loại, các hoá chất.v.v... Người ta thường dùng nhiều dụng cụ đo lường phục vụ cho công tác thăm dòvà khai thác tài nguyên, khoáng sản; trong công tác quân sự, thể thao.v.v... Trong nghiên cứu khoa học không thể thiếu các dụng cụ đo lường. Sự pháttriển của khoa học kĩ thuật đều dựa trên sự phát triển của những dụng cụ đolường có độ chính xác cao. Môn học kỹ thuật phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu nguyên lý và cách tiếnhành đo của các dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm. Học phần sẽ cungcấp cho người học các kiến thức về các dụng cụ đo khối lượng, đo nhiệt độ, đoáp suất,đo thể tích và cách sử dụng, bảo quản các trang thiết bị thông dụng trongphòng thí nghiệm. Ngoài ra, học phần còn cung cấp các kiến thức về cách bố trí,sắp xếp trong phòng thí nghiệm và công tác an toàn trong quá trình tiến hành thínghiệm. Như chúng ta đã biết, đo lường học cần thiết trong mọi mặt của đời sống xãhội, nhất là trong lĩnh vực nghiªn cøu khoa học kĩ thuật. Trong các ngành côngnghiệp nói chung và ngành công nghiệp hoá chất nói riêng. Trong công tác phântích kiểm tra phục vụ cho quá trình điều hành sản xuất để thu được sản phẩm cóchất lượng tèt, hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị cao nhất, đòi hỏi người kĩthuật viên phân tích phải có kiến thức vững vàng, có tay nghề cao và phải biết sửdụng thành thạo các dụng cụ đo lường trong phòng thí nghiệm, biết cách tổchức, trang bị một phòng thí nghiệm phân tích. Không những thế, người kĩ thuậtviên phải biết cách phòng tránh và xử lí những sự cố xảy ra trong quá trình phântích.2- Vị trí của môn học Môn học kỹ thuật phòng thí nghiệm là môn học cơ sở của chuyên nghành phântích. Nó cung cấp các kiến thức cơ bản về các dụng cụ,thiết bị trong phòng thínghiệm và cách sử dụng bảo quản chúng. Ngoài ra, nó còn trang bị cho ngườihọc kiến thức về cách sắp xếp trong phòng thí nghiệm và công tác an toàn khitiến hành thí nghiệm. 1 CHƢƠNG 1- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐO LƢỜNG 1.1-Phương tiện đo và sai số của phương tiện đo Lịch sử phát triển của ngành đo lường gắn liền với lịch sử phát triển của xãhội loài người. Hiện nay đo lường đã phát triển thành một ngành khoa học hiệnđại.Đo lường là một ngành khoa học nghiên cứu các phép đo, bao gồm phương tiệnđo và phương pháp đo. Chủ yếu giải quyết ba vấn đề cơ bản:- Lý thuyết đo: Nghiên cứu về lý thuyết chung của ngành đo lường học.- Kỹ thuật đo: Nghiên cứu các phương pháp đo, tính chất và ứng dụng của cácphương pháp đo.- Đo lường pháp quyền: Nghiên cứu để đảm bảo sự thống nhất giữa phươngpháp đo và phương tiện đo.1.1.1- Phương tiện đo Phương tiện đo là những phương tiện kỹ thuật dùng để thực hiện các phépđo xác định các thông số cơ bản của vật. Trong đó người ta phân ra các loạiphương tiện đo sau:a- Vật đo: Là phương tiện đo thể hiện một hay nhiều giá trị của đại lượng cầnđo. Người ta phân biệt vật đo làm ba loại:- Vật đo đơn trị: Là vật đo thể hiện một giá trị của đại lượng cần đo. Ví dụ: Những quả cân 1 g, 1 kg...- Vật đo đa trị: Là vật đo thể hiện một dãy giá trị của đại lượng cần đo. Ví dụ: Thước đo độ dài.- Bộ vật đo: Là một số vật đo được chọn lọc đặc biệt và được sử dụng kết hợpvới nhau để được một dãy giá trị của đại lượng cần đo. Ví dụ: Một bộ quả cân trong một hộp.b- Dụng cụ đo: Là phương tiện đo dùng để biến đổi tính chất của thông tin đo,hay để biến đổi giá trị của đại lượng cần đo thành những dạng mà người quansát có thể nhận biết một cách trực tiếp được.Ví dụ: Ampe kế để đo dòng điện, đồng hồ để đo nhiệt độ...c- Phương tiện đo phụ: Là phương tiện hỗ trợ để đo các thông số có ảnh hưởngđến đại lượng mà phương tiện đo chính cần xác định. Ví dụ: Nhiệt kế để đo nhiệt độ của môi trường khi dùng áp kế lò so để đo ápsuất. 2d- Thiết bị đo phụ: Là thiết bị sử dụng khi đo nhưng không phải là phương tiệnđo. Ví dụ: Kính lúp để đọc chỉ số nhiệt độ trên nhiệt kế Becman.1.1.2- Sai số của phương tiện đoa- Giá trị danh nghĩa của vật đo: Là giá trị của đại lượng được ghi hoặc khắctrên vật đo. Ví dụ: Giá trị 1 g, 2 g... ghi khắc trên quả cân. Vạch 10 milimet, 100milimet... ghi khắc trên thước đo độ dài. Giá trị 50 ml, 250 ml... ghi khắc trênbình định mức.b- Giá trị thực tế của vật đo: Là giá trị thực tế của đại lượng cần đo mà vật đohay dụng cụ đo thể hiện. Giá trị này tìm được bằng một phép đo mà trong phépđo đó chúng ta đã loại trừ sai số hệ thống và những tham số bé nhất của sai sốngẫu nhiên.c- Sai số tuyệt đối của phương ...