Danh mục tài liệu

Bài giảng môn học: Phân tích tín dụng và cho vay - Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích tín dụng

Số trang: 38      Loại file: doc      Dung lượng: 446.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương này trình bày các vấn đề chung về phân tích tín dụng ngân hàng để cung cấp nền tảng kiến thức cho sinh viên học tiếp các chương sau. Nghiên cứu các vấn đề về tín dụng, phân loại tín dụng ngân hàng, chính sách tín dụng của Ngân hàng, định giá một khoản cho vay đảm bảo
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng môn học: Phân tích tín dụng và cho vay - Chương 1: Những vấn đề chung về phân tích tín dụng Bài giảng môn học: Phân tích tín dụng và cho vay NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ Chương 1: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Mục tiêu Chương này trình bày các vấn đề chung về phân tích tín dụng ngân hàng để cung cấp nền tảng kiến thức cho sinh viên học tiếp các chương sau. Nghiên cứu các vấn đề về tín dụng, phân loại tín dụng ngân hàng, chính sách tín dụng của Ngân hàng, định giá một khoản cho vay, đảm bảo tín dụng Ngân hàng. Đây là các nội dung cơ sở làm tiền đề để nghiên cứu các nội dung liên quan đến phân tích tín dụng và cho vay. Nghiên cứu các công đoạn của quy trình cho vay, vị trí của mỗi công đoạn, mối quan hệ giữa các công đoạn, nội dung công việc của từng công đoạn, các thủ tục giấy tờ, nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia. Mục đích, ý nghĩa của công tác phân tích tín dụng, các nguồn thông tin làm cơ sở cho phân tích và những nội dung chủ yếu khi tiến hành phân tích tín dụng đối với một khoản cho vay. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng I. I.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ latinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Trong quan hệ tài chính tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau: • Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư sang chủ thể thiếu hụt thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. • Trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa 2 chủ thể. Như một công ty công nghiệp hoặc thương mại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp này người bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua và sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao dịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời hạn nhất định người đi vay phải thanh toán vốn gốc và lãi. Chương 1 1 Bài giảng môn học: Phân tích tín dụng và cho vay • Mục đích của chương này là xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng, vì vậy trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. I.2. Các loại tín dụng ngân hàng * Nguyên tắc tín dụng: 1> Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì là do hai bên, ngân hàng và khách hàng, thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay c ần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng, đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ vay sau này. Việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dễ dẫn đến thất thoát và lãng phí khiến vốn vay không tạo ra được ngân lưu để trả nợ cho ngân hàng. Về phía khách hàng việc sủ dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này. 2> Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gởi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân Chương 1 2 Bài giảng môn học: Phân tích tín dụng và cho vay hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gởi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi. Cũng như quan hệ tín dụng khác,tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung: • Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng; • Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời. • Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Tín dụng ngân hàng( sau đây gọi tắt là tín dụng) có thể phân chia thành ra nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. Dựa vào mục đích của tín dụng 1.1 Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ SXKD công thương nghiệp;  Cho vay tiêu dùng cá nhân;  Cho vay mua bán bất động sản  Cho vay sản xuất nông nghiệp;  Cho vay kinh doanh XNK… Dựa vào thời hạn tín dụng 1.2 Theo tiêu thức này, tín dụng có thể phân chia thành các loại sau: ...