Danh mục tài liệu

Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.78 MB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Nhi khoa 1 sẽ giúp sinh viên kể được đặc điểm giải phẫu bộ máy tiêu hóa của trẻ em; kể được đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của trẻ em; phân tích được đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy tiêu hóa có liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017) Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Chƣơng 2 : Bệnh lý tiêu hóa ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA Ở TRẺ EM MỤC TIÊU HỌC TẬP Kể được đặc điểm giải phẫu bộ máy tiêu hóa của trẻ em. Kể được đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của trẻ em. Phân tích được đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy tiêu hóa có liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa trẻ em. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƢƠNG Bộ máy tiêu hóa rất quan trọng, nó biến đổi thức ăn thành chất liệu sống cho cơ thể tồn tại, nhất là ở trẻ em, nó quyết định sự phát triển thể chất của trẻ. Bộ máy tiêu hóa của trẻ em có một số đặc điểm giải phẫu sinh lý khác với ngƣời lớn mà chúng ta cần phải biết để có sự săn sóc đặc biệt phù hợp cho trẻ, đồng thời có thể ngăn ngừa đƣợc các bệnh lý phát sinh. 2. DỊCH TỄ HỌC 140 Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong năm 2000 có 6.118 trƣờng hợp, năm 2001 có 6.909 trƣờng hợp, năm 2002 có 6.836 trƣờng hợp bệnh nhi đƣờng tiêu hóa nhập viện. Tỉ lệ nhập viện đƣờng tiêu hóa luôn dao động từ 15-16% trên tổng số các loại bệnh nhập viện (số các bệnh nhi nhập viện do bệnh đƣờng tiêu hóa thì tì iệ tiêu chảy cấp chiếm đa số). Tỉ lệ tử vong đƣờng tiêu hóa luôn chiếm 0,6-0,8% trên tổng số tử vong chung của bệnh viện hàng năm. Qua một số thống kê trên cho thấy trẻ vẫn tiếp tục mắc bệnh đƣờng tiêu hóa cao, chứng tỏ khả năng phòng ngừa bệnh đƣờng tiêu hóa vẫn chƣa cải thiện tốt. Trong những năm gần đây, tì lệ tử vong do bệnh đƣờng tiêu hóa có thấp hơn so với trƣớc. Điều này chứng tỏ chƣơng trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã đạt hiệu quả tốt. Bệnh đƣờng hô hấp và tiêu hóa là bệnh thƣờng gặp ở các nƣớc đang phát triển. Hiện nay tỉ lệ bệnh đƣờng tiêu hóa cao nhất là tiêu chảy cấp đã giảm bớt do nhiều nguyên do, trong đó có các chƣơng trình phòng chống của Tổ chức Y tế Thế giới và Quốc Gia (Chƣơng trình nƣớc sạch, chƣơng trình huấn luyện dùng nƣớc điện giải (ORESOL) trong tiêu chảy cấp: CDD: CONTROL of DIARRHEAE DISEASE) đã góp phần rất quan trọng. Nhƣng trẻ < 5 tuổi vẫn là mối đe dọa thƣờng xuyên của tiêu chảy cấp và bệnh đƣờng tiêu hóa khác. Biết đƣợc tốt về sinh lý và giải phẫu của bộ máy tiêu hóa giúp chúng ta hiểu đƣợc bệnh lý và nguyên nhân các bất thƣờng giải phẫu và sinh lý của hệ tiêu hóa cũng nhƣ hƣớng phòng chống và điều trị. 3. MIỆNG Khoang miệng nhỏ do: Vòm họng thẳng. Lƣỡi lớn rộng dày. Cơ môi, má phát triển. Những yếu tố trên tạo nên áp lực hút mạnh giúp trẻ bú tốt. 141 Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 Niêm mạc miệng: Hồng, mỏng, nhiều mạch máu nhƣng khô do các tuyến nƣớc bọt chƣa phát triển hoàn chỉnh làm cho niêm mạc miệng dễ bị tổn thƣơng. Tuyến nước bọt: Phát triền hoàn chỉnh vào tháng 4 - 6 sau sanh. Trong giai đoạn này do mầm răng bắt đầu kích thích, trẻ chƣạ quen nuốt nƣớc bọt làm trẻ chảy nƣớc miếng sinh lý. pH nƣớc bọt trung tính hoặc toan hay kiềm nhẹ, pH nƣớc bọt đao động 6-7, 8. Nƣớc bọt của trẻ < 4 tháng tuổi chƣa có nhiều men Amylase và Ptyalin nên chƣa tiêu hóa đƣợc tinh bột. Sau 4 tháng tuổi, hai loại men này có nhiều trong nƣớc bọt của trẻ, do đó tập ăn dặm cho trẻ từ giai đoạn này là tốt nhất. Phản xạ bú: Đƣợc hình thành từ tháng thứ 7 khi trẻ còn trong bụng mẹ nhƣng rất yếu và nó đƣợc hoàn thiện dần đến lúc sanh, nên dựa vào phản xạ bú này cũng giúp xác định tuổi thai nhi. Phản xạ bú là sự phối hợp nhịp nhàng của cơ môi, má, lƣỡi và nấp thanh quản, nên trẻ có thể bỏ bú hoặc hay sặc sữa có thể do viêm, thƣơng tổn một trong những cơ quan trên Lưỡi: Lƣỡi lớn, rộng và dày. Gai lƣỡi phát triển tốt, nên trẻ cảm nhận đƣợc thức ăn ngon. Điều này cho thấy sự biếng ăn của trẻ phần lớn là kết quả của sự chế biến thức ăn mặc dù có thể giàu dinh dƣỡng nhƣng đơn điệu, nhàm chán làm giảm kích thích sự thèm ăn của trẻ. Qua thăm khám lƣỡi có thể giúp chẩn đoán một số bệnh: - Lƣỡi hồng, bóng, ƣớt thƣờng gặp ở những trẻ khỏe mạnh, ăn uống ngon miệng, đƣờng tiêu hóa tốt 142 Bài giảng Nhi Khoa 1 2017 - Lƣỡi khô trắng gặp trong trƣờng hợp trẻ đang mắc bệnh nhiễm trùng, cơ thể không khỏe mạnh, trẻ biếng ăn, đƣờng tiêu hóa không tốt nhƣ viêm dạ dày, táo bón, tiêu chảy... - Lƣỡi đỏ gặp trong trƣờng hợp trẻ bị suy dinh dƣỡng, thiếu sinh tố, hoặc gai lƣỡi phù nề sung huyết gặp trong bệnh tinh hồng nhiệt.. - Lƣỡi thâm đen có thể gặp trong bệnh nấm lƣỡi hoặc biểu hiện trong những bênh u ác tính. 4. RĂNG Răng sữa có 20 cái, bắt đầu mọc từ tháng 5 - 6. 6-12 tháng tuồi : mọc 8 răng cửa: hàm trên 4, hàm dƣới 4. ...