
Bài giảng Nhi khoa 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhi khoa 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VII CO GIẬT Ở TRẺ EM 7.1. Thông tin chung 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức co giật ở trẻ em 7.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày phân loại các thể co giật ở trẻ em. 2. Phân biệt sốt cao co giật đon giản với sốt co giật phức tạp và trạng thái động kinh có sốt. 3. Phân tích cảc nguyên nhản gây co giật ỏ’ trẻ em. 4. Trình bày cách tiếp cận một bệnh nhi co giật. 5. Trình bày chỉ định các xét nghiêm và phân tích được ý nghĩa kết quả xét nghiệm. 6. Phân tích các bước điều trị của một ca co giật. 7. Tư vấn cho các bậc cha mẹ khi có trẻ bị sốt cao co giật. 7.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức về co giật ở trẻ em 7.1.4. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình 1. Phạm Thị Minh Hồng .(2020). Nhi khoa, tập I. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Vũ Minh Phúc .(2020). Nhi khoa, tập II. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thanh Hùng. (2020). Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tập 1, tập 2 (Bệnh viện nhi đồng 1). Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Kliegman (2016). Nelson Textbook of Pediatrics, volume 1, volume 2, 20th edition, Elsevier, Philadelphia 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. Giáo trình môn học: Nhi khoa tập I, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố 89 Hồ Chí Minh (2020) Chủ biên: Phạm Thị Minh Hồng 7.2. Nội dung chính 1. ĐẠI CƯƠNG < Co giật là những biểu hiện hoặc triệu chứng xuất hiện tạm thời do tăng quá mức và đồng bộ các hoạt động thần kinh của não bộ. Đây là một dạng rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em với tần suất khoảng 3-6%. Tỉ lệ co giật cao nhất gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và không có sự khác biệt về giới tính. về mặt lâm sàng, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau cua các thuật ngữ dùng để chỉ cơn co giật trong tiếng Anh như: seizure, epilepsy, convulsion. - Seizure: cơn kịch phát xảy ra đột ngột do hoạt động điện bùng phát không tự ý của não, cơn có thể là cơn co giật liên quan đến hoạt động không tự ý của các cơ vân hoặc không liên quan đến co giật cơ như cơn vắng ý thức, cơn rối loạn tâm thần, rối loạn cảm giác hoặc hệ thần kinh tự chủ. Trên điện não đồ, cơn co giật biểu hiện với hoạt động điện bất thường, các sóng điện khác nhau về mặt hình thái và điện thế từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động điện. Co giật khu trú khởi phát từ vùng não được giới hạn, sau đó lan đến vùng não kế cận hoặc những vùng não ở xa hoặc có thể ảnh hưởng sâu đến vùng dưới võ tạo nên cơn co giật - co cứng hai bên (trước đây gọi là co giật toàn thể thứ phát). - Epilepsy: là tình trạng co giật kéo dài hoặc co giật tái phát nhiều lần kèm theo rốii loạn tri giác. Khi thực hành lâm sàng, chúng ta cần nghi đến epilepsy khi cơn co giật không có yếu tố kích gợi và kéo dài trên 24 giờ. Co giật không có yếu tố kích gợi là cơn co giật không kèm theo sốt, nhiễm khuẩn, chấn thương, ngộ độc, bất thường về chuyển hóa hoặc bất cứ nguyên nhân có thể nhận biết nào khác. Động kinh được coi như là một bệnh lý do rối loạn kéo dài chức năng não bộ, xuất phát từ bất thường về gen, cấu trúc não, chuyển hóa, miễn dịch, nhiễm khuẩn hoặc không rõ nguyên nhân. Co giật có triệu chứng cấp tính hay co giật có yếu tố kích gợi hoặc co giật phản ứng xảy ra do hạ natri máu, hạ calci máu, sốt cao, ngộ độc, xuất huyết nội sọ hoặc viêm màng não thì không xếp vào nhóm động kinh trừ khi tình trạng co giật này kéo dài trong khi các nguyên nhân đã hết. - Convulsion: là một hoặc một chuỗi sự co cơ không tự ý của các cơ vân. 2. PHÂN LOẠI Theo Hiệp hội Chống động kinh Quốc tế, dựa vào biểu hiện lâm sàng và điện não đồ, co giật được phân thành bốn loại gồm: co giật cục bộ (trước đây gọi là co giật một phần), co giật toàn thể, co giật tiềm ẩn (còn gọi là động kinh co thắt) và co giật không phân loại được . - Co giật cục bộ: có đặc điểm là các triệu chứng lâm sàng ban đầu và điện não đồ bất thường xuất phát từ việc kích thích một bên bán cầu đại não. Cơn co giật có thể kín đáo hoặc rõ ràng kèm theo hoặc không tình trạng rối loạn tri giác trong cơn co giật. Xung động thần kinh bất thường thường khởi phát từ thùy trán, sau đó lan ra vùng não kế cận như hồi trước trung tâm của thùy trán hoặc vùng hạ đồi của thùy thái dương. Trong những trường hợp này, điện não đồ có ý nghía quan trọng trong việc tiên đoán cơn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nhi khoa Bài giảng Nhi khoa 2 Bệnh học nhi khoa Co giật ở trẻ em Viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em Viêm não ở trẻ em Bệnh tay chân miệng ở trẻ em Sốt xuất huyết dengueTài liệu có liên quan:
-
Cẩm nang điều trị sốt xuất huyết Dengue
159 trang 225 0 0 -
6 trang 83 0 0
-
TÀI LIỆU THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI
0 trang 76 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1): Phần 1 (Chương trình đại học)
256 trang 57 0 0 -
5 trang 53 0 0
-
Giá trị tiên lượng của chỉ số sốc hiệu chỉnh ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue
8 trang 50 0 0 -
Rối loạn đông máu ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue
6 trang 41 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
105 trang 40 0 0 -
64 trang 39 0 0
-
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 1): Phần 1
269 trang 38 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 2): Phần 2
211 trang 36 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 1): Phần 2 (Chương trình đại học)
272 trang 35 0 0 -
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh (Neonatal Dengue) có viêm màng não: Báo cáo ca bệnh
7 trang 35 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa (Tập 2): Phần 2 (Chương trình đại học)
268 trang 34 0 0 -
4 trang 33 0 0
-
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 2) - nxb y học
133 trang 33 0 0 -
Bài giảng Nhi khoa 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
145 trang 33 0 0 -
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 1): Phần 2
158 trang 32 0 0 -
bài giảng nhi khoa: phần 1 (tập 1) - nxb y học
187 trang 32 0 0 -
6 trang 29 0 0