Danh mục tài liệu

Bài giảng Nội cơ sở 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.73 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội cơ sở 2 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Bài giảng Nội cơ sở 2 được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: triệu chứng - hội chứng hệ thần kinh; cận lâm sàng hệ thần kinh; triệu chứng và hội chứng bệnh lý cơ xương khớp; các cận lâm sàng trong bệnh lý cơ xương khớp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng NỘI CƠ SỞ 2 Biên soạn: BS.CK1 Lê Hoài Thanh Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------Nội cơ cở 2 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học.Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thờilượng 15 tiết tương ứng 1 tín chỉ.Mục tiêu học tập học phần Nội cơ cở 2 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thứcnền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực triệu chứng, hội chứng, cận lâm sàng bệnh lýthần kinh, nội tiết.Bài giảng gồm 11 chương giới thiệu về các bệnh lý trong lĩnh vực thần kinh, cơ xươngkhớp, nội tiết. LỜI TỰA ------------Bài giảng Nội cơ cở 2 được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành.Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhấtcho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi cácthiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên vàngười đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022CHƯƠNG 1TRIỆU CHỨNG - HỘI CHỨNG HỆ THẦN KINH1.1. Thông tin chung1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về khái niệm, triệu chứng, hội chứng củathần kinh, các cận lâm sàng sử dụng để chẩn đoán bệnh lý thần kinh.1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả một số triệu chứng thần kinh thường gặp. 2. Trình bày được nguyên nhân của các triệu chứng thần kinh thường gặp. 3. Trình bày được các hội chứng của hệ thần kinh thường gặp. 4. Chẩn đoán sơ bộ được một số bệnh lý thần kinh thường gặp.1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức để nắm được các vấn đề trong triệu chứng, hội chứng củabệnh lý thần kinh, nắm được các cận lâm sàng để áp dụng thành thạo trong việc thămkhám và đề nghị các cận lâm sàng phù hợp và đưa ra chẩn đoán chính xác.1.1.4. Tài liệu giảng dạy1.1.4.1 Giáo trình Giáo trình thần kinh học (2022), Trường đại học Võ Trường Toản, NXB Y học.1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Chương (2016), Thực hành lâm sàng thần kinh học, NXB Y học. 2. Lê Văn Tuấn (2020), Giáo trình thần kinh học, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM. 3. Vũ Anh Nhị (2013), Thần kinh học, NXB ĐH Quốc gia TP.HCM.1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tíchcực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nộidung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo.1.2. Nội dung chính1.2.1. CÁC TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP1.2.1.1. Yếu cơ: Yếu cơ được đặc trưng bởi mức độ yếu của cơ do nhiều nguyên nhân tổn thươngnhư: tổn thương thần kinh trung ương, ngoại biên, bệnh synap thần kinh cơ, bệnh cơ. Cơchế gây yếu cơ được phân loại theo phân bố giải phẫu (nơron vận động trên, noron vậnđộng dưới) và các triệu chứng khác đi kèm.Bảng 1.1. Triệu chứng nơron vận động trên và dướiDấu hiệu Nơron vận động trên Nơron vận động dướiTeo cơ Không/Ít NhiềuRung giật bó cơ Không Có thể cóTrương lực cơ Tăng GiảmPhản xạ gân cơ Tăng Giảm/ MấtDấu hiệu Babinski Có KhôngBảng 1.2. Thang điểm đánh giá cơ lực theo Hội đồng nghiên cứu y khoa AnhĐộ Đặc điểm0/5 Không co cơ1/5 Co cơ2/5 Cử động nhưng không thắng được trọng lực3/5 Cử động thắng được trọng lực nhưng không thắng được sức cản4/5 Cử động thắng được trọng lực, chỉ thắng được sức cản yếu5/5 Cử động bình thườngNguyên nhân:Do bệnh thần kinh trung ương như: đột quỵ, viêm não, u não, chấn thương sọ não– thoáihóa não, bệnh tủy sống và cột sống (viêm tủy, u tủy, nhồi máu tủy, xuất huyết tủy, thoátvị đĩa đệm, u cột sống, lao cột sống).Do bệnh thần kinh ngoại biên: hội chứng Guillain - Barre, hội chứng ống cổ tay, viêm đadây thần kinh.Do bệnh synap thần kinh cơ: nhược cơ, hội chứng nhược cơ.Do bệnh cơ: viêm đa cơ, liệt chu kỳ hạ kali máu.1.2.1.2. Liệt mặtLà tình trung một không đối xung do yếu một bên. Liệt mặt được đặc trưng bởi mà cácnếp nhăn trên mặt, mất các nếp nhăn trán, mắt nhắm không kín (liệt VII ngoại biên).Nhân dây VII ở cầu não có hai phần, phần trên phụ trách nửa mặt trên (từ đuôi khóe mắttrở lên) còn phần dưới phụ trách nửa mặt dưới. Nhân phần trên được vỏ não hai bán cầuchi phối còn nhận phần dưới chỉ được vỏ não bên đổi diện chi phối nên khi tổn thươngmột bán cầu não chỉ gây liệt nửa mặt dưới bên đối diện.Triệu chứng liệt mặt trung ươngLiệt mặt trung ương khi tổn thương từ vỏ não tới trên nhân dây VII (bó vỏ - nhân) biểuhiện lâm sàng chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles - Bell. Bài tiết nướcmắt, nước bọt, thính lực và cảm giác 2/3 trước lưỡi bình thường.Triệu chứng liệt mặt ngoại biênKhi nhìn bình thường thì hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nhântrung bị kéo lệch về bên lành. Nửa mặt bên bệnh bất động, mất nếp nhăn trán và nếpnhăn khóe mắt, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệngbị xệ xuống.Khi bệnh nhân cử động, mặt và mắt mất cân đối rõ rệt hơn. Bên bị bệnh sẽ không nhăntrán được, mắt không nhắm kín, không làm được động tác nhe răng, phồng má, mímmôi, huýt sáo, thổi lửa.Dấu hiệu Charles - Bell: biểu hiện là khi bện ...