Danh mục tài liệu

Bài giảng nội khoa : HÔ HẤP part 7

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.01 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

2432.1.2. Điều trị bằng kháng sinh (1) Vi khuẩn kỵ khí + Penicilline G liều cao khoảng 20 triệu đơn vị/ngày, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chia 3-4 lần hay chuyền tĩnh mạch hoà trong Glucoza 5% rãi đều; có thể phối hợp với Metronidazole 250 mg, 4-6 viên/ngày, chia 4 lần hay Tinidazole 500mg, 3viên/ngày, chia 3 lần, hay Metronidazole, chai, hàm lượng 500 mg, liều lượng 20-30 mg/kg/ngày, chuyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ, có hiệu quả cao trên Bacteroide fragillis và Fusobacterium. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng nội khoa : HÔ HẤP part 7 2432.1.2. Điều trị bằng kháng sinh (1) Vi khuẩn kỵ khí + Penicilline G liều cao khoảng 20 triệu đơn vị/ngày, tiêm bắp hay tiêm tĩnhmạch chia 3-4 lần hay chuyền tĩnh mạch hoà trong Glucoza 5% rãi đều; có thể phốihợp với Metronidazole 250 mg, 4-6 viên/ngày, chia 4 lần hay Tinidazole 500mg,3viên/ngày, chia 3 lần, hay Metronidazole, chai, hàm lượng 500 mg, liều lượng 20-30mg/kg/ngày, chuyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ, có hiệu quả cao trên Bacteroidefragillis và Fusobacterium. Người ta thường phối hợp với một aminoside nhưGentamicine, ống, hàm lượng 40 mg và 80 mg, liều lượng 1-1,5 mg/kg/8 giờ, tiêmbắp hay chuyền tĩnh mạch chậm hay Amikacine (Amiklin), chai, hàm lượng 250 mg,liều lượng 15 mg/kg/ngày có thể dùng 1, 2 hay 3 lần tiêm bắp hay chuyền tĩnh mạchchậm. + Clindamycine (Dalacine), viên nang, hàm lượng 75 mg và 150 mg, liềulượng 15 mg/kg/ngày, hoặc 1 viên 150 mg cho 10 kg cân nặng/ngày hoặc 1 viên 75mg cho 5 kg cân nặng/ngày, có hiệu quả cao trên Bacteroide fragillis vàFusobacterium. + Cefoxitine (Mefoxin), chai, hàm lượng 1 g và 2 g, liều lượng 1-2 g/8 giờ,tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm, có thể chuyền tĩnh mạch, có hiệu quả cao trênBacteroide fragillis và các vi khuẩn kỵ khí khác. (2) Klebsiella pneumoniaeĐây là một loại vi khuẩn có độc tính cao, gây tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc rấtnặng do đó phải được điều trị nhanh và tích cực.Người ta thường phối hợp Cefalosporine thế hệ 3 như Cefotaxime (Claforan), chainước, hàm lượng 1 g; chai bột, hàm lượng 500 mg; hay Ceftriaxone (Rocephine)chai nước, hàm lượng 2 g; chai bột, hàm lượng 1 g; liều lượng trung bình 50-60mg/kg/ngày, trong trường hợp bệnh nặng có thể tăng lên 200 mg/kg/ngày, chia 3 lần,tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, có thể chuyền tĩnh mạch. Phối hợp với aminoside nhưGentamicine hay Amikacine, liều lượng như đã trình bày ở trên. (3) Staphylococcus aureus + Staphylococcus aureus ngoài bệnh viện: là loại vi khuẩn nhạy cảm vớiMethicilline (MS), thì người ta dùng Cefazoline, chai, hàm lượng 500 mg và 1 g, liềulượng 25-50 mg/kg/ngày, chia 2 hay 4 lần, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trực tiếp haychuyền tĩnh mạch. Ngoài ra có thể dùng Cefadroxil (Oracefal), viên nang, hàm lượng500 mg, liều lượng 50 mg/kg/ngày, chia 3 lần. Có thể phối hợp với Clindamycine(Dalacine), ống, hàm lượng 600 mg, liều lượng 15-40 mg/kg/ngày, tiêm bắp hay hoàvới chlorure natri sinh lý hay glucoza 5% tiêm tĩnh mạch chậm. + Staphylococcus aureus trong bệnh viện: là loại vi khuẩn đề khángMethicilline (MS), thì người ta dùng Vancomycine (Vacocime), chai bột, hàm lượng125 mg, 250 mg, 500 mg, liều lượng 30 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch hay chuyền tĩnhmạch trong 60 phút, chia 2-4 lần; hay Cephalosporine thế hệ 3 (Cefotaxime:Claforan; Ceftriaxone: Rocephine) hàm lượng và liều lượng như đã trình bày ở trên;phối hợp với Gentamicine hay Amikacine. Ngoài ra có thể dùng phối hợp vớiOfloxacine, viên, hàm lượng 200 mg, liều lượng 2 viên/ngày, chia 2 lần. (4) Pseudomonas aeruginosa 244Thường dùng phối hợp một loại Betalactamine như Carboxypenicilline(Carbenicilline), liều lượng 70 mg/kg/4 giờ tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm; hayUreidopenicilline (Mezlocilline), liều lượng 35 mg/kg/4 giờ tiêm bắp hay tiêm tĩnhmạch chậm hay một loại Cephalosporine thế hệ 3 phối hợp với một Aminoside. Trong trường hợp không phân lập được vi trùng thì nên phối hợp + Một Cephalosporine thế hệ 3 phối hợp với một Aminoside và Metronidazole. + Penicilline G phối hợp với một Aminoside và Metronidazole. + Cephalosporine thế hệ 3 phối hợp với một Aminoside hay với Vancomycine. Thời gian điều trị tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, trung bình phải 4-6 tuần. (5) AmípPhối hợp Metronidazole 250 mg, 4-6 viên, chia 4 lần, hay Tinidazole 500 mg, 3viên/ngày, chia 3 lần hay Metronidazole, chai 500 mg, liều lượng 20-30 mg/kg/ngày,chuyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ, phối hợp với Dehydroemetine, ống, hàm lượng20 mg, liều lượng 1 mg/kg/ngày trong 10 ngày.2.2. Điều trị ngoại khoaĐiều trị cắt bỏ phần phổi bị áp xe được chỉ định trong trường hợp áp xe phổi chuyểnsang thể mạn tính, nghĩa là sau 3 tháng điều trị nội khoa không có kết quả.Ngoài ra có thể mổ cấp cứu trong trường hợp bệnh nhân ho ra máu liên tiếp nhiềulần, mỗi lần khoảng 200 ml. 245 GIÃN PHẾ QUẢNMục tiêu1. Trình bày được bệnh nguyên và giải phẫu giãn phế quản.2. Liệt kê được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giãn phế quản.3. Trình bày được tiến triển và biến chứng giãn phế quản4. Trình bày được cách điều trị giãn phế quản..5. Nêu được các biện pháp dự phòng giãn phế quản.Nội dungI. ĐỊNH NGHĨAGiãn phế quản là sự giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theosự loạn dạng các lớp phế quản và đa tiết phế quản, có thể do bẩm sinh hay mắcphải, thường bị bội nhiễm định kỳ. Giãn phế quản gặp ở nam 4 lần nhiều hơn ở nữ.II. BỆNH NGUYÊN1. Mắc phảiHiện nay được xem như là thường gặp nhất; những thể này có thể khu trú haylan tỏa.1.1. Thể khu trú - Những nguyên nhân gây hẹp phế quản một phần: gây nên sự ứ dịch tiết dẫnđến nhiễm trùng và phế quản bị giãn ra, đôi khi trong 2 - 3 tuần lễ. Những nguyênnhân này thường chỉ được phát hiện nhờ nội soi phế quản, trước tiên là khối u cóthể lành tính hay ác tính, có thể là vật lạ nhất là đối với trẻ em, có thể là lao bởinhững lỗ dò hay u hạt từ một lao sơ nhiễm tiến triển hay trên di chứng calci hóa. - Áp xe phổi: di chứng sẹo xơ hay trên một áp xe phổi mạn tính. - Aspergillose phế quản: ít gặp hơn nhưng rất đặc biệt là có sự phối hợp vớinhững biểu hiện tăng nhạy cảm type I và type II (tìm những chất kết ...