
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 832.92 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính" làm sáng tỏ quan điểm về cấu trúc tài chính; xác định nội dung và cách thức phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; tính toán và sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nguồn hình thành tài sản với tài sản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính BÀI 3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 4 (mục 4.2). Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Cấu trúc tài chính và ý nghĩa phân tích. Phân tích cấu trúc tài chính. Mục tiêu Làm sáng tỏ quan điểm về cấu trúc tài chính. Xác định nội dung và cách thức phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn. Tính toán và sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nguồn hình thành tài sản với tài sản. TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 43 Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Tình huống dẫn nhập Gỗ Trường Thành: Tái cơ cấu nợ, đặt kế hoạch lợi nhuận 194 tỷ đồng, bằng 2,3 lần 2014 “Nếu quan sát quá trình đi lên từ khủng hoảng cách đây vài năm của Gỗ Trường Thành, hẳn ai cũng ấn tượng trước những kế sách mà công ty này đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn do thiếu hụt dòng tiền. Năm 2014, trong nỗ lực tái cơ cấu nợ vay, Gỗ Trường Thành được xóa tới 107 tỷ đồng lãi vay, là một trong những nguyên nhân chính đóng góp vào kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc so với năm 2013 (lãi ròng 70,6 tỷ đồng so với gần 4 tỷ đồng năm 2013). Gỗ Trường Thành cũng “xin phép” cổ đông không chia cổ tức năm 2014 do đánh giá tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt về mặt tài chính. … Bất ngờ hơn nữa, kế hoạch kinh doanh năm 2015 tiếp tục được công ty mạnh dạn đưa ra với các chỉ tiêu vượt bậc so với năm 2014 vốn đã tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, doanh thu ước đạt 1.830 tỷ đồng, tăng 25,26%, lợi nhuận trước thuế ước đạt 194 tỷ đồng, bằng 2,3 lần kết quả thực hiện năm 2014”. (Đan Nguyên - Trí Thức Trẻ, http://s.cafef.vn/TTF-154349/go-truong-thanh-tai-co-cau-no-dat- ke-hoach-loi-nhuan-194-ty-dong-bang-23-lan-2014.chn, Thứ 6, 24/04/2015, 13:03) 1. Có phải nhờ tái cấu trúc tài chính mà Gỗ Trường Thành đã thoát khỏi nguy cơ phá sản? 2. Các bước tái cấu trúc tài chính mà Gỗ Trường Thành áp dụng? 3. Làm thế nào để xây dựng được một cấu trúc tài chính tối ưu? 4. Phân tích cấu trúc tài chính có cần thiết với các nhà quản trị không? 44 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính 3.1. Cấu trúc tài chính và ý nghĩa phân tích 3.1.1. Cấu trúc tài chính Cấu trúc tài chính là thuật ngữ phản ánh cơ cấu nguồn vốn (cơ cấu vốn), cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Cấu trúc tài chính quyết định đáng kể sự ổn định tài chính cũng như khả năng trả nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu không những bảo đảm mức độ tự chủ và an ninh tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhờ có một mức chi phí vốn hợp lý trong điều kiện hiện tại. Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp. Sau khi huy động được đủ vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, tức là việc mua sắm những tài sản từ những nguồn tài trợ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Một cơ cấu tài sản được coi là tối ưu khi và chỉ khi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng tối đa vào phục vụ cho các hoạt động. Bên cạnh việc xem xét, đánh giá chính sách huy động vốn và tình hình sử dụng vốn, những người sử dụng thông tin cũng cần thiết phải nắm bắt được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách sử dụng vốn được coi là đúng đắn khi số vốn mà doanh nghiệp đã huy động được sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh với mục đích tạo ra nhiều lợi nhuận. Theo nguyên tắc, thông thường những tài sản dài hạn hoặc tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) thường phải được mua sắm từ nguồn tài trợ thường xuyên (gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn). Ngược lại, những tài sản ngắn hạn có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn, thường phải được đầu tư từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. 3.1.2. Ý nghĩa phân tích Phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà phân tích biết được việc huy động các nguồn tài trợ (hay nguồn vốn), tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này vào các loại tài sản có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp… hay không vì không thể có một cấu trúc tài chính lý tưởng áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Kết quả phân tích giúp cho nhà phân tích biết được khả năng huy động các nguồn tài trợ cũ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính BÀI 3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 4 (mục 4.2). Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Cấu trúc tài chính và ý nghĩa phân tích. Phân tích cấu trúc tài chính. Mục tiêu Làm sáng tỏ quan điểm về cấu trúc tài chính. Xác định nội dung và cách thức phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn. Tính toán và sử dụng các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa nguồn hình thành tài sản với tài sản. TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 43 Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính Tình huống dẫn nhập Gỗ Trường Thành: Tái cơ cấu nợ, đặt kế hoạch lợi nhuận 194 tỷ đồng, bằng 2,3 lần 2014 “Nếu quan sát quá trình đi lên từ khủng hoảng cách đây vài năm của Gỗ Trường Thành, hẳn ai cũng ấn tượng trước những kế sách mà công ty này đưa ra nhằm khắc phục những khó khăn do thiếu hụt dòng tiền. Năm 2014, trong nỗ lực tái cơ cấu nợ vay, Gỗ Trường Thành được xóa tới 107 tỷ đồng lãi vay, là một trong những nguyên nhân chính đóng góp vào kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc so với năm 2013 (lãi ròng 70,6 tỷ đồng so với gần 4 tỷ đồng năm 2013). Gỗ Trường Thành cũng “xin phép” cổ đông không chia cổ tức năm 2014 do đánh giá tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt về mặt tài chính. … Bất ngờ hơn nữa, kế hoạch kinh doanh năm 2015 tiếp tục được công ty mạnh dạn đưa ra với các chỉ tiêu vượt bậc so với năm 2014 vốn đã tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, doanh thu ước đạt 1.830 tỷ đồng, tăng 25,26%, lợi nhuận trước thuế ước đạt 194 tỷ đồng, bằng 2,3 lần kết quả thực hiện năm 2014”. (Đan Nguyên - Trí Thức Trẻ, http://s.cafef.vn/TTF-154349/go-truong-thanh-tai-co-cau-no-dat- ke-hoach-loi-nhuan-194-ty-dong-bang-23-lan-2014.chn, Thứ 6, 24/04/2015, 13:03) 1. Có phải nhờ tái cấu trúc tài chính mà Gỗ Trường Thành đã thoát khỏi nguy cơ phá sản? 2. Các bước tái cấu trúc tài chính mà Gỗ Trường Thành áp dụng? 3. Làm thế nào để xây dựng được một cấu trúc tài chính tối ưu? 4. Phân tích cấu trúc tài chính có cần thiết với các nhà quản trị không? 44 TXKTTC06_Bai3_v1.0015108202 Bài 3: Phân tích cấu trúc tài chính 3.1. Cấu trúc tài chính và ý nghĩa phân tích 3.1.1. Cấu trúc tài chính Cấu trúc tài chính là thuật ngữ phản ánh cơ cấu nguồn vốn (cơ cấu vốn), cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Cấu trúc tài chính quyết định đáng kể sự ổn định tài chính cũng như khả năng trả nợ (bao gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu không những bảo đảm mức độ tự chủ và an ninh tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhờ có một mức chi phí vốn hợp lý trong điều kiện hiện tại. Cơ cấu tài sản phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp. Sau khi huy động được đủ vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, tức là việc mua sắm những tài sản từ những nguồn tài trợ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Một cơ cấu tài sản được coi là tối ưu khi và chỉ khi toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được sử dụng tối đa vào phục vụ cho các hoạt động. Bên cạnh việc xem xét, đánh giá chính sách huy động vốn và tình hình sử dụng vốn, những người sử dụng thông tin cũng cần thiết phải nắm bắt được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách sử dụng vốn được coi là đúng đắn khi số vốn mà doanh nghiệp đã huy động được sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh với mục đích tạo ra nhiều lợi nhuận. Theo nguyên tắc, thông thường những tài sản dài hạn hoặc tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) thường phải được mua sắm từ nguồn tài trợ thường xuyên (gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn). Ngược lại, những tài sản ngắn hạn có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn, thường phải được đầu tư từ nguồn vốn vay nợ ngắn hạn. 3.1.2. Ý nghĩa phân tích Phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà phân tích biết được việc huy động các nguồn tài trợ (hay nguồn vốn), tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này vào các loại tài sản có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp… hay không vì không thể có một cấu trúc tài chính lý tưởng áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Kết quả phân tích giúp cho nhà phân tích biết được khả năng huy động các nguồn tài trợ cũ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính Báo cáo tài chính Phân tích cấu trúc tài chính Cấu trúc tài chính Cơ cấu nguồn vốnTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
11 trang 450 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 397 1 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 329 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 326 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 303 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 295 0 0 -
26 trang 242 0 0
-
88 trang 238 1 0
-
9 trang 232 0 0
-
128 trang 229 0 0
-
Đề thi tốt nghiệp môn tiền tệ ngân hàng
11 trang 216 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
Quản trị Ngân hàng Thương Mại - ThS. Thái Văn Đại
128 trang 159 0 0 -
Thuyết trình Báo cáo nghiên cứu khoa học: Phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đại Á
19 trang 153 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 153 0 0 -
65 trang 150 0 0
-
87 trang 146 0 0
-
2 trang 145 4 0
-
138 trang 143 0 0