Danh mục tài liệu

Bài giảng Phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao - TS. Dương Đức Tiến

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao có cấu trúc gồm 3 chương cung cấp cho người học các kiến thức: Phương pháp xác định định mức, đơn giá xây dựng công trình, phương pháp xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình, chuyên đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao - TS. Dương Đức Tiến TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ TRONG XÂY DỰNG NÂNG CAO Biên soạn: TS. Dương Đức Tiến Hà Nội 2012 1 MỤC LỤC Chương 1: TRÌNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG .............................................................................................................................. 3 1.1 Phương pháp lập định mức xây dựng công trình ........................................................ 3 1.2 Phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình................................................... 8 1.3 Phương pháp xác định giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng công trình 23 1.4 Phương pháp xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình............................ 34 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................... 46 1.1 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án ................................................... 46 1.2 Phương pháp xác định hiệu quả đầu tư của dự án ..................................................... 57 1.3 Phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro và hiệu quả của dự án ................................ 67 Chương 3: CHUYÊN ĐỀ..................................................................................................... 78 1.1 Phương pháp xác định suất vốn đầu tư ..................................................................... 78 1.2 Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng............................................................... 81 1.3 Phương pháp xác định độ dài thời gian xây dựng ..................................................... 89 Tài liệu tham khảo: .................................................................................................................. 93 2 Chương 1: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC, ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Phương pháp lập định mức xây dựng công trình 1.1.1 Hệ thống định mức xây dựng Định mức xây dựng được quy định trong Nghị định 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Định mức kinh tế - kỹ thuật và Định mức tỷ lệ. 1.1.1.1 Định mức kinh tế - kỹ thuật Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm: Định mức dự toán xây dựng và định mức cơ sở của tư vấn, của chủ đầu tư, của nhà thầu. - Định mức dự toán xây dựng là cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình. - Định mức cơ sở là dữ liệu của tư vấn, của chủ đầu tư, của nhà thầu tham khảo hoặc sử dụng khi lập định mức dự toán xây dựng công trình. 1) Định mức dự toán xây dựng: Nội dung: Định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng. - Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. - Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. - Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính và phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Hệ thống định mức dự toán xây dựng: - Định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng công bố: Là định mức dự toán các công tác xây dựng, lắp đặt,… phổ biến, thông dụng có ở các loại hình công trình xây dựng (Ví dụ như Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng Công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng, Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt Công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng,…). - Định mức dự toán xây dựng do các Bộ (có xây dựng chuyên ngành), UBND các tỉnh công bố: Là định mức dự toán cho các công tác chưa có trong hệ thống định 3 mức do Bộ Xây dựng công bố (Ví dụ như Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp trạm biến áp ban hành kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-KHĐT ngày 23/8/1999 của Bộ Công nghiệp, Định mức dự toán chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện ban hành kèm theo Quyết định số 2005/QĐ-KHĐT ngày 07/9/1999 của Bộ Công nghiệp, Định mức dự toán chuyên ngành lắp đặt thiết bị các công trình thủy điện ban hành kèm theo Quyết định số 2289/QĐ-NLDK ngày 12/7/2005 của Bộ Công nghiệp, Định mức dự toán chuyên ngành xây dựng mỏ than, hầm lò ban hành kèm theo Quyết định số 47/QĐ-BCN ngày 24/10/2001 của Bộ Công nghiệp, Định mức dự toán xây dựng chuyên ngành bưu chính viễn thông ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐBCVT ngày 29/7/2005 của Bộ Bưu chính Viễn thông…). - Định mức dự toán xây dựng công trình: Là những định mức dự toán của tất cả các công tác xây dựng, lắp đặt,… cần thiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công của công trình làm cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình (Ví dụ như bộ định mức dự toán xây dựng công trình thủy điện Ialy, công trình thủy điện Sơn La, nhà máy xi măng Hoàng Thạch,…). 2) Định mức cơ sở - Định mức vật tư: Là mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch,…) hoặc 1 loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm thiết kế - thi công của Nhà nước. (Ví dụ như Định mức vật tư trong xây dựng Công bố kèm theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng) - Định mức lao động: Là hao phí lao động trực tiếp (theo các loại cấp bậc thợ hoặc từng loại cấp bậc thợ phải tác nghiệp) để thực hiện từng công việc cụ thể của công tác xây dựng, lắp đặt,... với lao động có trình độ chuyên môn tương ứng làm việc trong điều kiện bình thường. - Định mức năng suất máy thi công: Là số lượng sản phẩm do máy, thiết bị thi công hoàn thành trong một đơn vị thời gian sử dụng máy(giờ máy, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: