Danh mục tài liệu

Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 2 - Hoàng Thị Hồng Ngọc

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.80 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 2: Hệ thống báo cáo tài chính" được biên soạn bởi giảng viên Hoàng Thị Hồng Ngọc với mục tiêu giúp người học nắm được các kiến thức về báo cáo tài chính; nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính; hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp; xử lý báo cáo tài chính trong phân tích tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 2 - Hoàng Thị Hồng Ngọc BÀI 2 HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giảng viên: Hoàng Thị Hồng Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015106223 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG CTCP Khải Hòa: Bê bối báo cáo tài chính • Báo cáo tài chính đã có dấu hiệu sai phạm trong nhiều năm (từ 2010 – 2014). • Số liệu trên báo cáo tài chính cho thấy công ty làm ăn có lãi trong 2 năm 2011 và 2012, nhưng kết quả kiểm toán lại cho kết quả trái ngược. Công ty đã cố ý biến lỗ thành lãi bằng cách: Thay đổi chính sách trích khấu hao, từ đó, làm giảm chi phí khấu hao; Không hạch toán chi phí của chương trình quảng cáo sản phẩm mới; Không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính vào chi phí trong kỳ... • Cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 03/08/2015. Lý do là công ty đã không hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin của một tổ chức niêm yết. Báo cáo tài chính là gì? Tại sao công ty Khải Hòa lại phải cố gắng thay đổi thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính? Và tại sao việc chậm chễ công bố báo cáo tài chính lại có thể làm cổ phiếu BBT của công ty bị tạm ngừng giao dịch? v1.0015106223 2 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm và đặc điểm về báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung và từng loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam nói riêng. • Trình bày và hiểu được bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. • Trình bày và hiểu được thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp. • Biết cách xử lý báo cáo tài chính trong việc phân tích tài chính. v1.0015106223 3 NỘI DUNG Những vấn đề chung về báo cáo tài chính Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp Xử lý báo cáo tài chính trong phân tích tài chính v1.0015106223 4 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và vai trò của báo cáo tài chính 1.2. Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính 1.3. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính v1.0015106223 5 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Khái niệm: Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. • Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 loại báo cáo chính:  Bảng cân đối kế toán.  Báo cáo kết quả kinh doanh.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Thuyết minh báo cáo tài chính. v1.0015106223 6 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Ý nghĩa: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Vì thế, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những đối tượng quan tâm. • Vai trò:  BCTC cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp.  BCTC cung cấp các thông tin liên quan đến khả năng huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh.  BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, các đối tác về thực trạng tài chính, khả năng thanh toán, triển vọng thu nhập… để đưa ra các quyết định hợp lý nhằm hạn chế rủi ro. v1.0015106223 7 1.2. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Tất cả các doanh nghiệp thuộc ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. • Các công ty, tổng công ty có đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kì kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. • Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. • Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ và báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kì kế toán năm theo quy định của chính phủ. v1.0015106223 8 1.3. YÊU CẦU LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Trung thực và hợp lý: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. • Thích hợp: Báo ...

Tài liệu có liên quan: