Danh mục tài liệu

Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống: Chương 8 - Nguyễn Nhật Quang

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 957.29 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống: Chương 8, chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: phân tích hành vi; khái niệm hành vi; mô hình hóa sự ứng xử với biểu đồ máy trạng thái; đối chiếu giữa các mô hình động và các mô hình tĩnh; bài tập tổng hợp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích và thiết kế hệ thống: Chương 8 - Nguyễn Nhật Quang Phân Tích và Thiết Kế Hệ Thống (IT3120) Nguyễn Nhật Quang quang.nguyennhat@hust.edu.vn Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Công nghệ thông tin và truyền thông Năm học 2020-2021 Nội dung học phần: ◼ Giới thiệu về Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin hướng đối tượng ◼ Giới thiệu về Ngôn ngữ mô hình hóa UML ◼ Giới thiệu về Quy trình phát triển phần mềm ◼ Phân tích môi trường và nhu cầu ◼ Phân tích chức năng ◼ Phân tích cấu trúc ◼ Phân tích hành vi ❑ Phân tích sự ứng xử ◼ Thiết kế kiến trúc tổng thể của hệ thống ◼ Thiết kế chi tiết lớp ◼ Thiết kế giao diện sử dụng ◼ Thiết kế dữ liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 2 Information system analysis and design Phân tích hành vi ◼ (Nhắc lại) Khái niệm hành vi ◼ MHH sự ứng xử với Biểu đồ máy trạng thái ◼ Đối chiếu giữa các mô hình động và các mô hình tĩnh ◼ Bài tập tổng hợp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 3 Information system analysis and design Khái niệm hành vi ◼ Hành vi (hay động thái) là sự hoạt động của các đối tượng nhằm tạo ra các kịch bản ◼ Hành vi bao gồm tương tác (trao đổi thông điệp) và ứng xử (phản ứng với các sự kiện) Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 4 Information system analysis and design MHH sự ứng xử với Biểu đồ máy trạng thái ◼ Mục đích MHH sự ứng xử ◼ Các sự kiện ◼ Các trạng thái ◼ Các dịch chuyển trạng thái ◼ Các đầu ra ◼ Phương pháp MHH sự ứng xử với biểu đồ máy trạng thái Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 5 Information system analysis and design Mục đích MHH sự ứng xử (1) ◼ Về mặt hành vi ứng xử, có 2 loại đối tượng: ❑ Các đối tượng bị động: Các đối tượng mà cách ứng xử của chúng không thay đổi theo thời gian ◼ Cùng một thông điệp, thì dù được gửi đến bất cứ lúc nào, cũng luôn được đáp ứng theo một cách nhất định ❑ Các đối tượng chủ động: Các đối tượng mà cách ứng xử của chúng thay đổi theo thời gian. ◼ Khi một thông điệp đến, tuỳ thuộc vào trạng thái bên trong của đối tượng vào lúc đó, mà đối tượng có những cách đáp ứng khác nhau ◼ Loại đối tượng chủ động này có đời sống thực sự: sinh ra, trải qua một số trạng thái trong vòng đời, và bị loại bỏ ◼ Chính nhờ có trạng thái mà đối tượng chủ động có khả năng điều khiển (hành vi) Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 6 Information system analysis and design Mục đích MHH sự ứng xử (2) ◼ Mục đích của việc MHH sự ứng xử là mô tả cách phản ứng của các đối tượng chủ động trước các sự kiện (thông điệp) được gửi đến ❑ Công cụ mô tả được dùng ở đây là Biểu đồ máy trạng thái ◼ Biểu đồ máy trạng thái (State Machine Diagram, và trong UML 1.x gọi là State Chart Diagram) là một đồ thị có hướng, trong đó mỗi nút là một trạng thái, mỗi cung là một dịch chuyển trạng thái ❑ Biểu đồ máy trạng thái diễn tả quy luật thay đổi trạng thái và hành vi (ứng xử) của một đối tượng chủ động tuỳ thuộc vào các sự kiện được gửi đến Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 7 Information system analysis and design Mục đích MHH sự ứng xử (3) ◼ Biểu đồ máy trạng thái là một ô-tô-mát hữu hạn có đầu vào và đầu ra ❑ Đầu vào là các sự kiện ❑ Đầu ra là các hành động, các hoạt động, các sự kiện ◼ Sau đây, các nội dung tiếp theo của bài giảng sẽ lần lượt trình bày rõ hơn về: ❑ Các yếu tố tạo nên một Biểu đồ máy trạng thái ❑ Sử dụng Biểu đồ máy trạng thái để mô tả sự ứng xử của đối tượng Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 8 Information system analysis and design Các sự kiện (1) ◼ Sự kiện (event) là một điều gì đó xảy ra đối với hệ thống, có ảnh hưởng tới hành vi của hệ thống ◼ Đối với một đối tượng, thì một sự kiện có thể đến với nó thông qua sự tiếp nhận một thông điệp từ một đối tượng khác gửi tới. Ta có 2 loại sự kiện: ❑ Sự kiện gọi (call event): Đó là sự tiếp nhận một lời gọi tới một thao tác. Đây là một sự kiện đồng bộ. ❑ Sự kiện tín hiệu (signal event): Đó là sự tiếp nhận một tín hiệu. Đây là một sự kiện không đồng bộ. ◼ Tín hiệu là một đối tượng có tên, được gửi đi một cách không đồng bộ bởi một đối tượng và được tiếp nhận bởi một đối tượng khác. Về ngữ nghĩa, thì đó là một đặc tả cho một kích thích được truyền đi giữa các đối tượng. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin – 9 Information system analysis and design Các sự kiện (2) ◼ Ngoài ra, một sự kiện có thể xảy tới cho một đối tượng mà không phải là thông qua sự tiếp nhận thông điệp. Đó là các sự kiện diễn tả cho một sự thay đổi khách quan nào đó. Có 2 loại sự kiện này: ❑ Sự kiện thời gian: Đó là sự kiện biểu diễn cho sự đi qua một mốc thời gian nào đó. Thường diễn tả với từ khoá after, (vd: after 2 second ...