Danh mục tài liệu

Bài giảng PHP và MySQL - Chương 6: Giới thiệu hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Joomla)

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi hoàn thành chương này, chúng ta sẽ có thể: Phân tích được ý nghĩa và lợi ích của hệ quản trị nội dung (CMS) nói chung và Joomla nói riêng; biết cách cài đặt Joomla trên webserver; biết cách quản lý bài viết cũng như khai thác layout của Joomla; cài đặt được các thành phần mở rộng trong Joomla.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng PHP và MySQL - Chương 6: Giới thiệu hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Joomla) CHƯƠNG 6Giới thiệu hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Joomla) Các chủ đề chínhMục tiêu ................................................................... 1741. Giới thiệu tổng quan về Joomla ........................ 1752. Khái niệm và thuật ngữ ...................................... 1763. Cài đặt Webserver và Joomla 1.5.x ................... 1784. Quản lý và thêm bài viết mới ............................. 1825. Khai thác layout của website Joomla ................ 1846. Một số phần mở rộng thông dụng ..................... 1857. Cài đặt module có sẵn ........................................ 1878. Cài đặt phần mở rộng không có sẵn ................. 1889. Cài đặt template đã được thiết kế sẵn ............... 190Mục tiêuSau khi hoàn thành chương này, chúng ta sẽ có thể:  Phân tích được ý nghĩa và lợi ích của hệ quản trị nội dung (CMS) nói chung và Joomla nói riêng.  Biết cách cài đặt Joomla trên webserver.  Biết cách quản lý bài viết cũng như khai thác layout của Joomla.  Cài đặt được các thành phần mở rộng trong Joomla.1. Giới thiệu tổng quan về Joomla Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (tiếng Anh:Open Source Content Management Systems). Joomla! được viết bằngngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL , cho phép người sửdụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của chúng ta lên Internet hoặcIntranet. Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) đểtăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng đểin, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Sitevà hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là jumla nghĩa làđồng tâm hiệp lực. Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ nhữngwebsite cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tínhphức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàngcài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toànmiễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới.Lựa chọn phiên bản cài đặt Một trong những thắc mắc thường gặp của những người mới làmquen với Joomla là: Đâu là phiên bản mới nhất của Joomla Joomla 1.5.x??? hay Joomla 1.0.x ???. Cái nào cung cấp nhiều tính năng hơn, ổn địnhhơn, được hỗ trợ nhiều hơn, đẹp hơn, đáng dùng hơn...Hiện Joomla có 2 dòng phiên bản chính: Joomla 1.0.x và Joomla 1.5.x Dòng phiên bản Joomla 1.0.x  Là phiên bản phát hành ổn định.  Được sử dụng rộng rãi, có nhiều thành phần mở rộng (component, module, mambot)...  Có thể sử dụng ngay cho website của chúng ta.  Joomla 1.0.0: Phiên bản phát hành đầu tiên (15-09-2005)  Joomla 1.0.15: Phiên bản phát hành mới nhất (2009) Dòng phiên bản Joomla 1.5.x  Phiên bản Joomla! 1.5 là phiên bản cải tiến từ Joomla 1.0.x (phần mã được viết lại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn giữ cách hành xử như cũ) được coi như Mambo 4.6. Ban đầu nó còn được gọi là Joomla 1.1, nhưng sau đó vì nhận thấy nó được cải tiến nhiều về mặt kỹ thuật, tính năng nên nhóm phát triển quyết định lấy tên là Joomla 1.5  Có nhiều tính năng hay  Joomla 1.5 hỗ trợ đa ngôn ngữJoomla 1.5 dùng charset mặc định là UTF-8 (thay vì ISO-8859-1 trongJoomla 1.0.x) 2. Khái niệm và thuật ngữ Front-end : Là các trang web mà mọi người sẽ được thấy khi truy cập vào website của bạn. Phần này ngoài việc hiển thị nội dung của trang web còn là nơi mọi người có thể đăng ký thành viên và tham gia quản lý, viết bài đăng trên web. Back-end : Là phần quản lý website dành cho các Quản trị, chủ nhân của website. Phần này cho phép cấu hình các thông số về hoạt động, nội dung, hình thức và quản lý các thành phần, bộ phận được tích hợp thêm cho Joomla. Template (Temp) : Là kiểm mẫu, hình thức được thiết kế để trình bày nội dung của trang web và các vị trí định sẵn để tích hợp các bộ phận, thành phần của trang web. Joomla hỗ trợ việc cài đặt và thay đổi template cho website một cách dễ dàng. Module (Mod) : Là một trong 3 thành phần mở rộng chính của Joomla! Đó là một đoạn mã nhỏ thường được dùng để truy vấn các thông tin từ cơ sở dữ liệu và hiển thị các kết quả tìm được. Nó có thể được nạp vào một vị trí bất kỳ trên template (vị trí left, right, top, bottom... hoặc vị trí do người dùng định nghĩa); có thể hiện trên tất cả các trang của Website hay một số trang được ấn định. Khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống thông qua module là hạn chế (chúng ta thường chỉ nhận thông tin trả về). Module có tên bắt đầu bằng mod_ Component (Com) : Là thành phần chính của trang web, nó quyết định đến chức năng, hình thức, nội dung chính của mỗi trang we ...