Danh mục tài liệu

Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 9: Đầu tư quốc tế – Đầu tư quốc tế của Việt Nam

Số trang: 78      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.39 MB      Lượt xem: 37      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chương 9 trang bị cho người học những hiểu biết về đầu tư quốc tế và đầu tư quốc tế của Việt Nam. Các nội dung chính trong chương này gồm có: Vai trò của đầu tư quốc tế, các hình thức đầu tư quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 9: Đầu tư quốc tế – Đầu tư quốc tế của Việt Nam CHƯƠNG 9: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ – ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 1.1 Khái niệm: Đầu tư quốc tế là sự di chuyển của vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. Vốn đầu tư quốc tế có thể tồn tại dưới dạng: tiền tệ; hiện vật hữu hình (tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên,…); tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu, phát minh, sáng chế, …,; các phương tiện đầu tư khác (cổ phiếu, trái phiếu, kim loại quý,…) 1.2 Nguyên nhân đầu tư quốc tế: Sử dụng chi phí SX rẻ hơn ở nước ngoài Lợi nhuận thấp hơn ở các nước phát triển Nhu cầu vốn đầu tư trên toàn thế giới rất lớn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu Đa dạng hoá đầu tư nhằm phân tán rủi ro Sự phát triển mạnh mẽ của các cty ĐQG Đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định Vượt qua hàng rào bảo hộ thuế quan 1.3 Vai trò của đầu tư quốc tế: a) Đối với nước đầu tư: Tác động tích cực: ●Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực sản xuất ●Cải thiện cán cân thanh toán trong dài hạn ●Bảo đảm nguồn cung nguyên liệu ổn định ●Mở rộng ảnh hưởng kinh tế ●Phân tán rủi ro ●Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả ●Nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia đầu tư trong dài hạn ●Chuyển các ngành công nghiệp lạc hậu, mất lợi thế cạnh tranh ra nước ngoài Tác động tiêu cực: ●Đầu tư ra nước ngoài có thể giảm nguồn lực phát triển kinh tế trong nước, tăng thất nghiệp ●Ảnh hưởng tới cán cân thanh toán b) Đối với quốc gia nhận đầu tư: Đối với nước phát triển: ●Tác động tích cực: Giải quyết khó khăn: tạo việc làm, tăng thu ngân sách Vực dậy doanh nghiệp hiệu quả kém Tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy phát triển Doanh nghiệp trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý từ doanh nghiệp nước ngoài ●Tác động tiêu cực: Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh Có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô: đặc biệt là đầu tư ngắn hạn Đối với các nước đang phát triển: ●Tác động tích cực: Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế Tạo việc làm, tăng thu nhập Tạo môi trường cạnh tranh, kích thích kinh tế tăng trưởng về lượng và chất Giảm gánh nặng nợ nước ngoài Là kênh tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến ●Tác động tiêu cực: Có thể là nơi tiếp nhận công nghệ lạc hậu Tác động tiêu cực tới môi trường: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên Trốn thuế 2. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 2.1 Đầu tư gián tiếp (Foreign indirect investments): a) Khái niệm: Là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư không trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn, nhằm thu lợi nhuận là cổ tức, lợi tức, lãi suất hay gia tăng giá trị tài sản b) Các hình thức đầu tư gián tiếp: Đầu tư chứng khoán: ●Là hình thức mà chủ đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp (không là đầu tư trực tiếp); trái phiếu chính phủ, doanh nghiệp; công cụ thị trường tiền tệ; công cụ tài chính phái sinh,… Tín dụng quốc tế: ●Là hình thức mà nhà đầu tư cung cấp cho đối tác một khoản tín dụng với mục đích thu lợi bằng lãi suất vay. ●Phân biệt 2 dạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng: Do ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng cung cấp . Tín dụng ngân hàng lớn thường là tín dụng liên kết (với sự tham gia của nhiều ngân hàng) Theo mục đích: Tín dụng xuất nhập khẩu: Tài trợ dự án: Cho thuê tài chính (leasing) Tài trợ mua bán sát nhập, … Viện trợ phát triển chính thức (official development assistance): Là hình thức tín dụng ưu đãi đặc biệt mà chính phủ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát triển. Thành phần hỗ trợ (subsidies) phải chiếm ít nhất 25%, được tính trên cơ sở lãi suất vay, thời hạn và thời gian ân hạn. (Viện trợ không hoàn lại – thành phần hỗ trợ 100%). Điều kiện trung bình tín dụng ODA: lãi suất 3%; Thời hạn vay 30 năm; ân hạn 10 năm. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là bộ phận của “Tài chính phát triển chính thức” (official development finance – ODF) ODF là toàn bộ nguồn tài chính mà các nước phát triển và các tổ chức quốc tế dành cho các nước đang phát triển, bao gồm cả các khoản vay với lãi suất gần bằng lãi suất thị trường. ODA chiếm khoảng 80% ODF Phân biệt các dạng ODA: Viện trợ không hoàn lại Tín dụng ưu đãi ODA hỗn hợp: bao gồm vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại; hoặc thêm cả tín dụng trên cơ sở lãi suất thị trường Phân biệt ODA song phương và đa phương 2.2 Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investmens – FDI): a) Khái niệm: Là dạng đầu tư mà chủ đầu tư tham gia trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của đối tượng đầu tư b) Các dạng đầu tư trực tiếp (hình thức): Xây dựng chi nhánh, công ty con (liên doanh, hay 100% vốn nước ngoài) Hùn vốn kinh doanh không thành lập pháp nhân (Hợp đồng hợp tác kinh doanh): Các bên tham gia ký kết hợp đồng phân định rõ trách nhiệm, phân chia kết quả kinh doanh Mua cổ phần kiểm soát (từ 10%) Nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phần của công ty mà họ kiểm soát Lợi nhận tái đầu tư Vay nội bộ mà công ty mẹ cho công ty con, các công ty dưới quyền kiểm soát vay Mua bất động sản c) Đặc điểm của đầu tư trực tiếp: Tỷ lệ góp vốn tối thiểu đảm bảo quyền tham gia trực tiếp điều hành. Thông thường từ 10% Có thể khống chế tỷ lệ trần nắm giữ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài Lợi nhuận thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và tỷ lệ góp vốn d) Tác động của đầu tư trực tiếp: Đối với quốc gia đầu tư: ●Tác động tích cực: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ, thiết bị; và mở rộng ảnh hưởng kinh tế Giảm chi phí sản xuất: lao động rẻ, tiếp cận cung cấp nguyên liệu Tránh các hàng rào bảo hộ ●Tác động tiêu cực: Đầu tư ra nước ngoài có thể tăng thất nghiệp, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp có thể chịu rủi ro cao hơn trong nước Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư: ●Tác động tích cực: Tăng nguồn vốn từ bên ngoài cho sản xuất kinh doanh, không tăng nợ nước ngoài Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của quốc g ...

Tài liệu có liên quan: