Danh mục tài liệu

Bài giảng Quản lý công nghệ: Bài 3 – ThS. Phạm Huy Hân

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 972.70 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 3: Đánh giá và lựa chọn công nghệ" thông qua bài học này các bạn sẽ phân tích được các quan niệm về đánh giá công nghệ; được đặc điểm, mục đích và nguyên tắc đánh giá công nghệ; nội dung tổng quát trong đánh giá công nghệ; khái niệm công nghệ thích hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý công nghệ: Bài 3 – ThS. Phạm Huy Hân BÀI 3 ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ThS. Phạm Huy Hân Trường Đại học Kinh tế Quốc dânv1.0012108210 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Việt nam vào top 5 của các nhà cung ứng cao su tự nhiên • Trong vòng 20 năm gần đây giá cao sư tự nhiên của thế giới liên tục tăng. Ngành trồng và chế biến cao su của Việt Nam cũng liên tục có tốc độ tăng trưởng cao. • Cây cao su không chỉ được trồng ở các vùng đất đỏ Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mà cả ở vùng ven biển các tỉnh Miền Trung như Quảng Bình và Quảng Trị. • Thật không may, hai cơn bão số 10 và 11 năm 2013 đã phá hủy khoảng 80% cây cao su ở khu vưc này. Tuy vậy, khi được phỏng vấn về phòng chống cơn bão số 14, một lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình đã thể hiện quyết tâm phục hồi lại diện tích cây cao su ở tỉnh nhà. 1. Việc phát triển cây cao su ở các tỉnh ven biển Miền Trung có phù hợp không? Tại sao? 2. Hãy bình luận về sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.v1.0012108210 2 MỤC TIÊU • Phân tích được các quan niệm về đánh giá công nghệ; • Phân tích được đặc điểm, mục đích và nguyên tắc đánh giá công nghệ; • Trình bày được nội dung tổng quát trong đánh giá công nghệ; • Trình bày được khái niệm công nghệ thích hợp; • Phân tích được 4 định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp; • Trình bày được ít nhất 2 phương pháp lựa chọn công nghệ. Ứng dụng được vào thực tế.v1.0012108210 3 NỘI DUNG Đánh giá công nghệ Công nghệ thích hợpv1.0012108210 41. ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ 1.1. Khái quát về đánh giá công nghệ 1.2. Nội dung đánh giá công nghệ 1.3. Công cụ và kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệv1.0012108210 51.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ1.1.1. Các quan điểm1.1.2. Mục đích1.1.3. Đặc điểm1.1.4. Nguyên tắcv1.0012108210 61.1.1. CÁC QUAN ĐIỂM• Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định.• Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.• Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh.v1.0012108210 71.1.2. MỤC ĐÍCH• Xác định tính thích hợp của công nghệ theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở đó để chuyển giao hay áp dụng công nghệ;• Điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích và bất lợi của công nghệ;• Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ, làm đầu vào cho quá trình ra quyết định: Chấp nhận dự án tài trợ công nghệ; Triển khai hay mở rộng công nghệ đang hoạt động; Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ theo từng giai đoạn…v1.0012108210 81.1.3. ĐẶC ĐIỂM• Đánh giá công nghệ đề cập tới các yếu tố xung quanh công nghệ: Kinh tế, dân số, môi trường, đầu vào, công nghệ, văn hóa – xã hội, chính trị – pháp lý.• Đánh giá công nghệ phải xem xét tới các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp.• Đánh giá công nghệ phải quan tâm tới nhiều nhóm người trong xã hội.• Đánh giá công nghệ liên quan tới nhiều bộ môn khoa học.• Đánh giá công nghệ phải cân đối nhiều mục tiêu, nhiều ràng buộc với các thứ nguyên khác nhau.• Đánh giá công nghệ mang đặc tính động.v1.0012108210 91.1.4. NGUYÊN TẮC• Toàn diện: phải xem xét tất cả các tác động có thể có, của công nghệ đối với tất cả các yếu tố của bối cảnh xung quanh.• Khách quan: khi đánh giá cần phải xem xét đến tất cả các vấn đề liên quan tới các nhóm lợi ích và các quan điểm khác nhau.• Khoa học: Phải xem xét các yếu tố dựa trên cơ sở khoa học, không dựa trên kinh nghiệm, chủ quan.v1.0012108210 101.2. NỘI DUNG TỔNG QUÁT TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ• Thứ nhất, miêu tả công nghệ và phác họa các phương án: Bước 1: Thu thập dữ liệu, thông tin liên quan tới công nghệ. Bước 2: Giới hạn phạm vi đánh giá: như bị ràng buộc bởi tài chính, năng lực chuyên gia, thời gian hoàn thành... Bước 3: Phác hoạ các phương án sẽ đánh giá: mô tả chi tiết ở mức cần thiết để có thể đánh giá được.• Thứ hai, dự báo và đánh giá tác động: Bước 1: Lựa chọn tiêu chuẩn cho mỗi tác động. Bước 2: Đo lường và dự báo các tác động. Bước 3: Tính toán và trình bày tác động.• Thứ ba, phân tích chính sách: Mức 1: Hình thành phương án được coi là tốt nhất, thiết lập tổ chức để thực hiện phương án. Mức 2: Xem xét các vấn đề, các trở ngại còn tiềm tàng. Đề xuất giải pháp mới, có thể nằm ngoài phạm vi đã đánh gia ở trên.v1.0012108210 111.3. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ1.3.1. Các công cụ và kỹ thuật sử d ...