Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 364.20 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: Trình bày được tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP, trình bày được xử trí trường hợp bệnh nhân bị hội chứng HELLP, nêu được các cận lâm sàng cần khảo sát trong trường hợp bệnh nhân bị sản giật, trình bày được xử trí một trường hợp bệnh nhân bị sản giật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Leaning 4-7: Quản lí tăng huyết áp trong thai kì Bài giảng trực tuyến Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ Bài Team-Based Leaning 4-7: Quản lí tăng huyết áp trong thai kì Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ. Lê Hồng Cẩm 1, Trần Lệ Thuỷ 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP 2. Trình bày được xử trí trường hợp bệnh nhân bị hội chứng HELLP 3. Nêu được các cận lâm sàng cần khảo sát trong trường hợp bệnh nhân bị sản giật 4. Trình bày được xử trí một trường hợp bệnh nhân bị sản giật HỘI CHỨNG HELLP Hội chứng HELLP là tình trạng rất nặng, tử vong cao. Hội chứng HELLP gồm các triệu chứng tán huyết (Hemolysis), tăng men gan (Elevated Liver Enzyme) và giảm tiểu cầu (Low Plateletes count), gặp trong khoảng 3-12%. Tiền sản giật có thể trở nặng nhanh cùng với sự hiện diện của hội chứng HELLP. Bệnh nhân bị hội chứng HELLP thường là con rạ, 20% trường hợp hội chứng HELLP không có tăng huyết áp, chỉ hoặc tăng nhẹ huyết áp trong 30% trường hợp. Đau thượng vị và đau hạ sườn phải là triệu chứng thường thấy nhất (90%), buồn nôn-nôn xảy ra khá thường xuyên (50%), và thường làm cho hội chứng này bị chẩn đoán lầm là bệnh đường tiêu hóa. Sự nhầm lẫn này làm cho chẩn đoán bị chậm trễ và làm tăng tỉ lệ biến chứng của hội chứng HELLP. Vàng da và tiểu ra máu hiếm gặp hơn (5-10%). Các triệu chứng đầu tiên thường là lơ mơ, buồn nôn, nôn và các triệu chứng không đặc hiệu như nhiễm siêu vi. Có khoảng 5% trường hợp hội chứng HELLP không kèm theo protein niệu. Ở thai phụ có hội chứng HELLP, các biến chứng và kết cục có hại được ghi nhận trong khoảng 40% trường hợp, gồm: tử vong mẹ (từ dưới 1% đến 24%), tụ máu dưới bao gan (1.6%), sản giật (6%), nhau bong non (10%), tổn thương thận cấp (5%) và phù phổi cấp (10%). Những biến chứng nguy hiểm khác là đột quỵ, rối loạn đông máu, hội chứng suy hô hấp cấp và nhiễm trùng huyết cũng được ghi nhận ở thai phụ với hội chứng HELLP. Hội chứng HELLP được đặc trưng bởi các biến động sinh hóa (AST, Lactate dehydrogenase) và giảm tiểu cầu. Hội chứng HELLP được đặc trưng bởi các biến động sinh hóa. Các tiêu chuẩn thường dùng là tăng bilirubin toàn phần ≥ 1.2 mg/dL, tăng men aspartate aminotransferase (SGOT,AST) > 70 UI/L, tăng lactate dehydrogenase > 600 U/L, giảm tiểu cầu < 100.000 / mm3. Chấm dứt thai kỳ trong khuôn khổ một điều trị được cá thể hóa là một bộ phận của xử lý hội chứng HELLP. Đây là hội chứng nặng. Một cách tổng quát, chấm dứt thai kì ngay là một bộ phận của xử trí hội chứng HELLP. Các thành phần khác của điều trị hội chứng HELLP gồm ổn định tim mạch, điều chỉnh rối loạn đông máu. Cần chú ý là do tình trạng rất nặng của mẹ, và tình trạng của thai rất thay đổi nên xử trí bệnh nhân với hội chứng HELLP nên được cá thể hóa cho từng trường hợp. Ổn định bệnh nhân trước khi ra quyết định chấm dứt thai kỳ gồm: Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng nước tiểu. Theo dõi dấu ngộ độc MgSO4 nếu đang dùng MgSO4. Theo dõi sát tim thai với monitoring thường xuyên. Chuẩn bị 2 đơn vị máu đồng nhóm, chuẩn bị sẵn tiểu cầu. Chỉ định truyền tiểu cầu trước và sau sanh khi tiểu cầu < 50000 / mm3. Đối với bệnh nhân mổ lấy thai, nên truyền tiểu cầu khi tiểu cầu < 50000 / mm3 trước khi mổ. Mọi bệnh nhân có tiểu cầu thấp phải được điều chỉnh trước phẫu thuật bằng cách truyền 6-10 đơn vị tiểu cầu. Theo dõi sát lượng dịch xuất nhập. Cần hạn chế nước nhập < 100 mL/giờ để tránh phù phổi. Trong trường hợp có nghi ngờ phù phổi cấp, cần tiêm tĩnh mạch chậm 40 mg Furosemide (Lasix®) và chụp X-quang ngực, ECG mẹ. Mổ sanh thường được chọn như phương pháp chấm dứt thai kỳ. Một cách tổng quát, chấm dứt thai kì ngay là một bộ phận của xử trí hội chứng HELLP. Chỉ trì hoãn việc chấm dứt thai kỳ sau 48 giờ trong trường hợp chờ tác dụng của corticoisteroids và phải không có tình trạng DIC (đông máu nội mạch lan tỏa). Chấm dứt thai kỳ vì hội chứng HELLP ở thai rất non tháng (< 30 tuần), được thực hiện bằng khởi phát chuyển dạ. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện bằng oxytocin và sanh ngã âm đạo nếu cổ tử cung thuận lợi. Nếu thai > 30 tuần, và nếu cổ tử cung chưa chín mùi thì nên cân nhắc mổ lấy thai hoặc làm chín mùi cổ tử cung bằng PGE 2. SẢN GIẬT Là một biến chứng rất nặng của tiền sản giật với dấu hiệu nặng. Xuất độ của sản giật khoảng 1:2000 trường hợp sinh (Hà Lan, Anh). Sản giật có thể xảy ra cả trước sinh (25%), trong khi sinh (50%) và sau khi sinh (25%). 1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: lehongcam61@yahoo.com 2 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Leaning 4-7: Quản lí tăng huyết áp trong thai kì Bài giảng trực tuyến Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ Bài Team-Based Leaning 4-7: Quản lí tăng huyết áp trong thai kì Nguyên lý quản lý hội chứng HELLP và sản giật trong chuyển dạ. Lê Hồng Cẩm 1, Trần Lệ Thuỷ 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng HELLP 2. Trình bày được xử trí trường hợp bệnh nhân bị hội chứng HELLP 3. Nêu được các cận lâm sàng cần khảo sát trong trường hợp bệnh nhân bị sản giật 4. Trình bày được xử trí một trường hợp bệnh nhân bị sản giật HỘI CHỨNG HELLP Hội chứng HELLP là tình trạng rất nặng, tử vong cao. Hội chứng HELLP gồm các triệu chứng tán huyết (Hemolysis), tăng men gan (Elevated Liver Enzyme) và giảm tiểu cầu (Low Plateletes count), gặp trong khoảng 3-12%. Tiền sản giật có thể trở nặng nhanh cùng với sự hiện diện của hội chứng HELLP. Bệnh nhân bị hội chứng HELLP thường là con rạ, 20% trường hợp hội chứng HELLP không có tăng huyết áp, chỉ hoặc tăng nhẹ huyết áp trong 30% trường hợp. Đau thượng vị và đau hạ sườn phải là triệu chứng thường thấy nhất (90%), buồn nôn-nôn xảy ra khá thường xuyên (50%), và thường làm cho hội chứng này bị chẩn đoán lầm là bệnh đường tiêu hóa. Sự nhầm lẫn này làm cho chẩn đoán bị chậm trễ và làm tăng tỉ lệ biến chứng của hội chứng HELLP. Vàng da và tiểu ra máu hiếm gặp hơn (5-10%). Các triệu chứng đầu tiên thường là lơ mơ, buồn nôn, nôn và các triệu chứng không đặc hiệu như nhiễm siêu vi. Có khoảng 5% trường hợp hội chứng HELLP không kèm theo protein niệu. Ở thai phụ có hội chứng HELLP, các biến chứng và kết cục có hại được ghi nhận trong khoảng 40% trường hợp, gồm: tử vong mẹ (từ dưới 1% đến 24%), tụ máu dưới bao gan (1.6%), sản giật (6%), nhau bong non (10%), tổn thương thận cấp (5%) và phù phổi cấp (10%). Những biến chứng nguy hiểm khác là đột quỵ, rối loạn đông máu, hội chứng suy hô hấp cấp và nhiễm trùng huyết cũng được ghi nhận ở thai phụ với hội chứng HELLP. Hội chứng HELLP được đặc trưng bởi các biến động sinh hóa (AST, Lactate dehydrogenase) và giảm tiểu cầu. Hội chứng HELLP được đặc trưng bởi các biến động sinh hóa. Các tiêu chuẩn thường dùng là tăng bilirubin toàn phần ≥ 1.2 mg/dL, tăng men aspartate aminotransferase (SGOT,AST) > 70 UI/L, tăng lactate dehydrogenase > 600 U/L, giảm tiểu cầu < 100.000 / mm3. Chấm dứt thai kỳ trong khuôn khổ một điều trị được cá thể hóa là một bộ phận của xử lý hội chứng HELLP. Đây là hội chứng nặng. Một cách tổng quát, chấm dứt thai kì ngay là một bộ phận của xử trí hội chứng HELLP. Các thành phần khác của điều trị hội chứng HELLP gồm ổn định tim mạch, điều chỉnh rối loạn đông máu. Cần chú ý là do tình trạng rất nặng của mẹ, và tình trạng của thai rất thay đổi nên xử trí bệnh nhân với hội chứng HELLP nên được cá thể hóa cho từng trường hợp. Ổn định bệnh nhân trước khi ra quyết định chấm dứt thai kỳ gồm: Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, lượng nước tiểu. Theo dõi dấu ngộ độc MgSO4 nếu đang dùng MgSO4. Theo dõi sát tim thai với monitoring thường xuyên. Chuẩn bị 2 đơn vị máu đồng nhóm, chuẩn bị sẵn tiểu cầu. Chỉ định truyền tiểu cầu trước và sau sanh khi tiểu cầu < 50000 / mm3. Đối với bệnh nhân mổ lấy thai, nên truyền tiểu cầu khi tiểu cầu < 50000 / mm3 trước khi mổ. Mọi bệnh nhân có tiểu cầu thấp phải được điều chỉnh trước phẫu thuật bằng cách truyền 6-10 đơn vị tiểu cầu. Theo dõi sát lượng dịch xuất nhập. Cần hạn chế nước nhập < 100 mL/giờ để tránh phù phổi. Trong trường hợp có nghi ngờ phù phổi cấp, cần tiêm tĩnh mạch chậm 40 mg Furosemide (Lasix®) và chụp X-quang ngực, ECG mẹ. Mổ sanh thường được chọn như phương pháp chấm dứt thai kỳ. Một cách tổng quát, chấm dứt thai kì ngay là một bộ phận của xử trí hội chứng HELLP. Chỉ trì hoãn việc chấm dứt thai kỳ sau 48 giờ trong trường hợp chờ tác dụng của corticoisteroids và phải không có tình trạng DIC (đông máu nội mạch lan tỏa). Chấm dứt thai kỳ vì hội chứng HELLP ở thai rất non tháng (< 30 tuần), được thực hiện bằng khởi phát chuyển dạ. Khởi phát chuyển dạ được thực hiện bằng oxytocin và sanh ngã âm đạo nếu cổ tử cung thuận lợi. Nếu thai > 30 tuần, và nếu cổ tử cung chưa chín mùi thì nên cân nhắc mổ lấy thai hoặc làm chín mùi cổ tử cung bằng PGE 2. SẢN GIẬT Là một biến chứng rất nặng của tiền sản giật với dấu hiệu nặng. Xuất độ của sản giật khoảng 1:2000 trường hợp sinh (Hà Lan, Anh). Sản giật có thể xảy ra cả trước sinh (25%), trong khi sinh (50%) và sau khi sinh (25%). 1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: lehongcam61@yahoo.com 2 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng huyết áp Quản lý tăng huyết áp Tăng huyết áp trong thai kỳ Sản phụ khoa Bài giảng trực tuyến Hội chứng HELLP Sản giật trong chuyển dạTài liệu có liên quan:
-
9 trang 245 1 0
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung
3 trang 228 0 0 -
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 209 0 0 -
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 201 0 0 -
Đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền - Điều trị nội khoa: Phần 1
271 trang 176 0 0 -
Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
20 trang 170 0 0 -
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BẰNG LECTURE MAKER
24 trang 153 0 0 -
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 62 0 0 -
Sản khoa - GS. TS. BS Nguyễn Duy Tài
190 trang 62 0 0 -
Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp
7 trang 53 0 0