Danh mục tài liệu

Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.51 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thai kỳ với tăng huyết áp là một nhóm lớn các bệnh lý với bệnh sinh không thuần nhất, đòi hỏi các kế hoạch quản lý khác nhau. Nhận diên, phân loại các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ là một bước quan trọng trước khi đề ra một phương thức quản lý thích hợp. Sau khi học xong bài giảng này, sinh viên có khả năng: Trình bày được phân loại các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ, chẩn đoán được các bệnh tăng huyết áp trong thai kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳTín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳBài giảng trực tuyến Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳBài Team-Based Learning 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳNhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ.Lê Hồng Cẩm 1, Nguyễn Vũ Hà Phúc 2Mục tiêu bài giảng:Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng:1. Trình bày được phân loại các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ2. Chẩn đoán được các bệnh tăng huyết áp trong thai kỳThai kỳ với tăng huyết áp là một nhóm lớn các bệnh lý với bệnh sinh không thuần nhất, đòi hỏi các kế hoạch quản lý khác nhau. Nhậndiên, phân loại các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ là một bước quan trọng trước khi đề ra một phương thức quản lý thích hợp. Căncứ trên đặc điểm sinh bệnh hoc, vào năm 2013, nhóm chuyên trách về tăng huyết áp thai kỳ thuộc Hiệp hội các nhà Sản Phụ khoa Hoakỳ (American College of Obstetricians and Gynecologist - ACOG task force) đề nghị phân các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ ra 4 loại:PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ Hội chứng tiền sản giật-sản giật Tăng huyết áp thai kỳ Tăng huyết áp mạn (do bất cứ nguyên nhân nào) Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mạn.HỘI CHỨNG TIỀN SẢN GIẬT-SẢN GIẬTTiền sản giật là một hội chứng bao gồm tăng huyết áp có kèm đạm niệu xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ.Đạm niệu là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán tiền sản giật vì đây là dấu ấn chủ yếu phản ánh tình trạng tổn thương nội môhệ thống - đặc trưng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, có khoảng 10% tăng huyết áp thai kỳ xuất hiệncơn co giật nhưng không có đạm niệu. Đồng thời, những bằng chứng gần đây cho thấy số lượng đạm niệu không có mối liên quan đếnkết cục xấu của thai kỳ. Đây là cơ sở của thay đổi tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật, đề nghị bởi ACOG.Như vậy, tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật dựa vào huyết áp và đạm niệu.Bên cạnh tiêu chuẩn này, ACOG khuyến cáo rằng đạm niệu hiện không còn nhất thiết phải có để chẩn đoán tiền sản giật.Khi đạm niệu âm tính, tiền sản giật được chẩn đoán dựa vào huyết áp và một trong những tổn thương đa cơ quan mới xuất hiện.Các cơ quan được đề cập đến gồm giảm tiểu cầu, suy thận, suy giảm chức năng gan, phù phổi và triệu chứng thần kinh. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật (ACOG Task Force 2013)  Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg qua 2 lần đo cách nhau ít nhất 4 giờ xuất hiện sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. Huyết áp  Huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg, tăng huyết áp có thể được xác định trong khoảng thời gian ngắn (vài phút) để thích hợp cho điều trị hạ áp cho bệnh nhân. và  ≥ 300 mg trong nước tiểu 24 giờ (hoặc lượng đạm này được suy ra từ một khoảng thời gian thu thập nước tiểu tương ứng) Đạm niệu  Hoặc tỷ số Protein/creatinin ≥ 0.3.  Dip-Stick ≥ 1+ (chỉ sử dụng khi các phương pháp định lượng khác không có sẵn). hoặc trong trường hợp không có đạm niệu, tăng huyết áp mới xuất hiện kèm với 1 trong các dấu hiệu mới khởi phát sau: Giảm tiểu cầu  Tiểu cầu < 100.000 /µL.  Creatinin huyết thanh > 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh bình thường mà không có nguyên nhân do Suy thận bệnh lý thận khác. Suy tế bào gan  Men gan trong máu tăng gấp 2 lần bình thường. Phù phổi Các triệu chứng của não và thị giác.1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, e-mail: lehongcam61@yahoo.com2 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, e-mail: nvhphuc03@gmail.com©Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền.Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳBài giảng trực tuyến Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳTiền sản giật được phân ra (1) tiền sản giật không có dấu hiệu nặng và (2) tiền sản giật có dấu hiệu nặngCác phân loại trước nay phân biệt tiền sản giật nhẹ và tiền sản giật nặng. Tuy nhiên, do (2) tiền sản giật là ...