Danh mục tài liệu

Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 4

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 560.33 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 4: CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO1. TỔNG QUAN VỀ QUẢNG CÁO 1.1 Sự ra đời và phát triển của hoạt động quảng cáo 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của hoạt động quảng cáo Quảng cáo đã có ngay từ buổi đầu lịch sử thành văn. Những nhà khảo cổ ở các xứ quanh Địa Trung Hải đã đào được những dấu hiệu thông báo về các sự kiện và mời chào gì đó. Những bức tường kẻ chữ ở La Mã thông báo những cuộc giác đấu những bức họa của xứ Phoenicia trên những tảng đá lớn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 4Bài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TP Chương 4: CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO1. TỔNG QUAN VỀ QUẢNG CÁO1.1 Sự ra đời và phát triển của hoạt động quảng cáo1.1.1 Sự ra đời và phát triển của hoạt động quảng cáo Quảng cáo đã có ngay từ buổi đầu lịch sử thành văn. Những nhà khảo cổ ở các xứ quanhĐịa Trung Hải đã đào được những dấu hiệu thông báo về các sự kiện và mời chào gì đó. Nhữngbức tường kẻ chữ ở La Mã thông báo những cuộc giác đấu những bức họa của xứ Phoenicia trênnhững tảng đá lớn dọc đường đi. Đơn giản hơn họ chỉ viết tên đồ vật muốn bán lên cửa, lên cáccột ngoài đường, một hình thức tiên phong của quảng cáo ngoài trời thời nay. Một hình thức quảng cáo cổ xưa khác là mõ rao (town crier). Trong thời Hoàng kim ở HyLạp, những người gõ mõ này đi khắp trong Athens thông báo về việc bán nô lệ, trâu bò và cáchàng khác. Một bài thương mại xưa của dân Athens có lời lẽ như sau: “Để mắt còn long lanh, đểmá như bình minh, để còn đẹp mãi dù thời con gái đã đi qua. Bằng giá cả hợp lý, chị em nào biết,sẽ mua mỹ phẩm ở Aesclyptos”. Những người mõ rao này báo hiệu trò quảng cáo trên radio vàkiểu xe phóng thanh của các chính khách. Một hình thức quảng cáo cổ xưa nữa là những dấu hiệu của người thợ thủ công ghi trênsản phẩm của mình, như đồ gốm chẳng hạn. Khi uy tín ng ười thợ đã lan truyền rộng, người muasẽ tìm hàng có dấu hiệu riêng của họ giống như ngày nay ta tìm nhãn hiệu và tên hiệu của mónhàng vậy. - Vào năm 1450 khi Gutenberg chế ra máy in, sự kiện này tạo bước chuyển biến trong lịchsử quảng cáo. Người quảng cáo không cần phải làm những dấu hiệu bằng tay nữa. Văn bản quảngcáo đầu tiên bằng tiếng Anh xuất hiện năm 1478. - Năm 1622, việc quảng cáo bùng lên khi ra đời tờ báo đầu tiên bằng tiếng Anh, tờ TheWeekly News. - Đến thế kỷ XVII, từ khi xuất hiện các thành thị phương Tây và hoạt động buôn bán pháttriển trầm rộ với sự ra đời của áp-phích, quảng cáo đã phổ biến và như những tờ áp-phích cũngđược in trên giấy (sơn quét lên vải, lên tường) - Đến năm 1760 lần đầu tiên tờ Gazette đăng quảng cáo về một quyển sách sắp xuất bản. - Giữa thế kỷ XIX và bước sang thế kỷ XX, với việc phát minh ra truyền thanh và truyềnhình đã đẩy công nghệ quảng cáo tiến xa hơn. Điều đó đã đưa quảng cáo đến từng nhà, từngngười, từng ngành cho dù họ có muốn hay không. - Trong những năm đầu của thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của khoa học côngnghệ trong tất cả các lĩnh vực. Những t hành tựu rực rỡ của ngành công nghệ thông tin đã mở ramột thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế. Từ khi Internet xuất hiện và phát triển thì quảng cáotrên Internet đã trở thành một công nghệ mới hay nói cách khác là tạo ra một cuộc cách mạng vềquảng cáo. Quảng cáo phát triển mạnh nhất ở Hoa Kỳ. Ben Flanklin đã được gọi là cha đẻ của nghềquảng cáo Mỹ với tờ Gazette của ông, xuất bản lần đầu năm 1929. Nhiều yếu tố khiến Hoa Kỳtrở thành cái nôi của ngành quảng cáo. Thứ nhất, Hoa Kỳ tiến nhanh tới sản xuất cơ giới hóa, tạonên tình trạng sản xuất thừa, và nảy sinh nhu cầu thuyết phục khách hàng mua nhiều hơn. Thứhai, mạng lưới giao thông phát triển tốt khiến việc chuyên chở hàng hóa và mở rộng phương tiệnquảng cáo trở nên dễ dàng. Thứ ba, việc áp dụng cưỡng bách giáo dục từ 1813 làm tăng số ngườibiết chữ và khiến báo chí phát triển. Việc phát minh radio và TV sau này cũng tạo thành haiphương tiện truyền thông cực kỳ thuận lợi cho quảng cáo.1.1.2. Quảng cáo trên thị trường Việt Nam Bắt đầu từ năm 1996, khi hợp tác kinh doanh và liên doanh được khởi động, một số côngty nước ngoài đã được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nhiều đại gia Trang 22Nguyễn Kim NguyênBài giảng Quản trị chiêu thị Khoa Kinh tế - Trường CĐ LT-TPnước ngoài như J Wzatter Thompson, Mc Can, Sattchi, Dentsu... đã có mặt tại Việt Nam, và đếnnăm 2001, MindShare VN, Vietlink, Opti Media... xuất hiện ồ ạt như là các công ty chuyên thiếtkế nhưng lại kinh doanh bằng việc lên kế hoạch và mua quảng cáo trên các phương tiện truyềnthông. Ngay lập tức nhiều công ty quảng cáo trong nước đã bị hạ gục bởi một “công nghệ quảngcáo hoàn hảo” được các công ty đàn anh này du nhập. Cùng với việc các chi nhánh ồ ạt ra đời và việc cấm quảng cáo ngoài trời (của TP Hồ ChíMinh), năm 2002 cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết với các công tyquảng cáo nội địa. Hiện nay theo thống kê đăng ký qua Sở Kế hoạch – đầu tư, cả nước đang có trên 1000công ty làm quảng cáo, nhưng thật sự số công ty làm việc chuyên nghiệp chỉ trên dưới 30 côngty. Trong đó, những công ty làm những hợp đồng trọn gói với đầy đủ các chiến lược, kế hoạchquảng cáo... thì chỉ đếm trên đầu ngón t ...