Danh mục tài liệu

Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp" gồm quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, quản trị công nghệ, quản trị chất lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp BÀI 5 QUẢN TRỊ CÁC ĐỐI TƯỢNG BÊN TRONG DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, chủ biên GS.TS Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền, NXB ĐH KTQD, 2012. 2. Hướng dẫn bài tập Quản trị kinh doanh, chủ biên PGS. TS Nguyễn Ngọc Huyền; NXB ĐH KTQD, 2012.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Trong bài 5 sẽ trình bày các kiến thức cơ bản nhất về quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp. Khi nghiên cứu bài này, sinh viên cần hiểu được và vận dụng vào thực tiễn cụ thể trong mỗi doanh nghiệp. Những nội dung chính:  Quản trị sản xuất ;  Quản trị nhân lực;  Quản trị công nghệ;  Quản trị chất lượng. Mục tiêu Giúp các sinh viên khi học xong học phần này có các kiến thức cơ bản nhất về quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp, đó là quản trị sản xuất, quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị công nghệ62 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệpTình huống dẫn nhậpChấ lượng sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân Hoa HồngDoanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng ở quận Hoàng mai có2 cơ sở sản xuất bánh mì cách xa nhau 5 km. Cùng mộtphương pháp công nghệ, nhưng do sự chỉ đạo của hệthống chỉ huy sản xuất của 2 nơi có sự không đồngnhất. Vì vậy có những lô sản phẩm giảm chất lượng.Người tiêu dùng đã phát hiện ra bánh mì ở cơ sở 1ngon hơn bánh mì ở cơ sở 2. Thế là họ đến tận cơ sở 1để mua bánh mì không mua tại các hệ thống cửa hàngcủa doanh nghiệp. Trước tình hình như vậy giám đốc doanh nghiệp sẽ xử lý thế nào?NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 63 Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp5.1. Quản trị sản xuất5.1.1. Quản trị sản xuất Khái niệm: Quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm, dịch vụ đầu ra theo yêu cầu của khách hàng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đã xác định. Nội dung: bao gồm 2 nội dung chính:  Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất;  Quản trị quá trình sản xuất.5.1.2. Quản trị quá trình sản xuất Định nghĩa: Là tổng thể các hoạt động quản trị nhằm xác định mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể và điều khiển quá trình sản xuất của doanh nghiệp theo mục tiêu đã xác định nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn thích ứng với sự biến động của môi trường với hiệu quả cao nhất. Nội dung: Là một nội dung của quản trị quá trình, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.  Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm: Việc dự báo nhằm trả lời câu hỏi: sẽ sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, sản xuất vào thời gian nào, tính năng công dụng của sản phẩm là gì…  Thiết kế sản phẩm và qui trình công nghệ: Dựa trên kết quả dự báo, doanh nghiệp sẽ tiến hành công tác thiết kế sản phẩm, qui trình công nghệ nhằm đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường.  Quản trị công suất của doanh nghiệp: Nhiệm vụ chính là xác định được qui mô, công suất của dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất.  Xác định vị trí đặt doanh nghiệp.  Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp: Tiến hành các hoạt động phân chia, sắp xếp khu vực sản xuất, vị trí máy móc, dây chuyền làm việc. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho dòng di chuyển của vật liệu, lao động và sản phẩm trên cơ sở tiết kiệm diện tích, thời gian di chuyển của từng yếu tố.  Lập kế hoạch các nguồn lực: Xác định nhu cầu về các yếu tố như: nguyên vật liệu, nhân công, trang thiết bị…  Điều độ sản xuất: Là bước thực hiện các kế hoạch đã đề ra, gồm các hoạt động chính là xây dựng lịch trình sản xuất và giao việc cho từng bộ phận, từng người.  Kiểm soát hệ thống sản xuất: Kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm và quản trị hàng dự trữ.64 NEU_MAN413_Bai5_v1.0013105226 Bài 5: Quản trị các đối tượng bên trong doanh nghiệp5.1.3. Mục tiêu chủ yếu của quản trị sản xuất Quản trị sản xuất có mục tiêu tổng quát là bảo đảm cung cấp đầu ra cho doanh nghiệp trên cơ sở khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Để đạt được mục tiêu chung nhất này, quản trị sản xuất và tác nghiệp có những mục tiêu cụ thể sau:5.1.3.1. Cung cấp sản phẩm Quản trị sản xuất phải sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo đúng chủng loại, số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.5.1.3.2. Góp phần tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh  Là lợi thế cạnh tranh là ưu thế vượt trội của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng cầu về sản phẩm, dịc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: