Danh mục tài liệu

Bài giảng Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ: Biến đổi sinh lý và bệnh lý của chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.66 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: Trình bày phân loại đái tháo đường, trình bày biến đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn đầu thai kỳ, trình bày biển đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn sau thai kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ: Biến đổi sinh lý và bệnh lý của chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳTín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-6: Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳBài giảng trực tuyến Biến đổi sinh lý và bệnh lý của biến dưỡng carbohydrate trong thai kỳBài Team-Based Learning 4-6: Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳBiến đổi sinh lý và bệnh lý của chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ.Ngô Thị Kim Phụng 1, Trương Ngọc Diễm Trinh 2Mục tiêu bài giảngSau khi học xong, sinh viên có khả năng1. Trình bày phân loại đái tháo đường2. Trình bày biến đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn đầu thai kỳ3. Trình bày biển đổi chuyển hóa carbohydrate trong giai đoạn sau thai kỳTHAI KỲ CÓ BẢN CHẤT NHƯ MỘT TÁC NHÂN SINH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGInsulin là một hormone có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, bị biến đổi mạnh trong thai kỳ.Insulin là một hormone polypeptide với 51 amino acid, gồm 2 chuỗi A và B gắn kết với nhau bằng cầu nối disulfide. Insulin được tiếtra từ tế bào β của đảo tụy. Thụ thể của insulin là một glycoprotein xuyên màng với khoảng 300000 phân tử.Insulin giữ nhiều vai trò về chyển hóa như tăng tích trữ glucose, các acid béo, amino acid, ion K + ở tế bào. Bình thường, insulin đóngmột vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, giúp đưa glucose vào trong tế bào. Insulin thúc đẩy việc giải phóng lipase từ tếbào nội mạch, giúp ly giải các triglycerides trong máu thành các acid béo tự do, sau đó giúp đưa các acid béo tự do này đến các tế bàomỡ. Trong thai kỳ, nói đến insulin gần như đồng nghĩa với nói đến chuyển hóa carbohydrate. Vai trò chủ đạo của insulin trong đái tháođường thai kỳ là ở chuyển hóa glucose và lipid.Trong giai đoạn đầu thai kỳ có hiện tượng tăng sinh tế bào β đảo tụy và tăng tiết insulin.Từ lúc bắt đầu thai kỳ cho đến 22 tuần tuổi thai, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao gây tăng sinh tế bào β đảo tụy, dẫn đếntăng tiết insulin. Tăng tiết insulin dẫn đến tăng dự trữ glucose trong gan, giảm thủy giải glycogen thành glucose, tăng sử dụng glucosengoại biên, gây giảm đường huyết lúc đói.Trong giai đoạn sau của thai kỳ có hiện tượng đề kháng insulin.Trong giai đoạn sau của thai kỳ, bánh nhau là nguồn gốc sản xuất các nội tiết tố hPL (human Placental Lactogen), cortisol, prolactin,estrogen và progesterone. Đây là những chất gây kích thích sự tiết glucagon. Nồng độ hPL tăng theo sự lớn dần của bánh nhau, dẫnđến một loạt các ảnh hưởng của đề kháng với insulin gồm giảm dự trữ glycogen, tăng sự thủy giải glycogen thành glucose ở gan, giảmdung nạp đường ở các mô ngoại biên gây nên tình trạng tăng đường huyết. Để cân bằng lại hiện tượng đề kháng insuline, người mẹbuộc phải tăng cường sản xuất insulin.Đề kháng insulin ảnh hưởng lớn cho mẹ và thai. Bệnh suất và tử suất thai nhi và sơ sinh tăng cao khi có bất dung nạp glucose.Biểu đồ biến động đường huyết ở thai phụ có đề kháng insulin là những đỉnh cao đường huyết lẫn với các hõm thấp của đường huyết.Sau ăn, do tình trạng kháng insulin nên đường huyết tăng cao vọt. Người mẹ phải sản xuất insulin để điều chỉnh lại sự tăng quá caocủa glycemia. Hiệu quả của điều chỉnh này diễn ra khá chậm chạp, hệ quả của kháng insulin.Do glucose từ mẹ qua thai nhi bằng cơ chế khuếch tán, nên tình trạng tăng glucose ở mẹ làm cho đường huyết của con tăng rất nhanh.Trong khi đó, insulin của mẹ không thể qua nhau được. Đứa bé buộc phải tự điều chỉnh. Tình trạng tăng đường huyết trong máu thainhi sẽ kích thích đảo tụy tăng sinh tế bào β làm tăng tiết insulin ở con. Insulin ở con tiết ra có thể bị lệch pha với tăng đường huyếttrong máu mẹ, thậm chí khi mẹ đang ở hõm đường huyết làm cho thai nhi ở trong tình trạng bất ổn về đường huyết. Một mặt, thai phảicố gắng tiêu thụ một cách nhanh chóng một lượng đường quá lớn do sự khuếch tán ồ ạt glucose qua nhau, gây thai to… Một mặt kháctình trạng insulin thai không đồng bộ với biến động đường huyết mẹ. Cả hai hiện tượng này làm tăng tỷ lệ bệnh suất và tử vong ở trẻ.ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ MỌI TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN BIẾN DƯỠNG ĐƯỜNG XẢY RA KHI MANG THAITheo ADA, trong thai kỳ, mọi rối loạn biến dưỡng đường đều được gọi là đái tháo đường thai kỳ.Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ (American Diabetes Association - ADA) phân biệt 3 dạng rối loạn dung nạp đường:Đái tháo đường type 1: là loại đái tháo đường phụ thuộc insulin, thường xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi. Bệnh này do các tế bào β đảotụy không đáp ứng với mọi kích thích sinh insulin, do đó trong huyết tương không có insulin. Đái tháo đường type 1 dễ bị biến chứngtoan chuyển hóa. Nguyên nhân đái tháo đường type I thường là do di truyền, môi trường, viêm nhiễm nặng, hóa chất hay miễn dịch.1 Phó Giáo sư, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail ...