Danh mục tài liệu

Bài giảng Sinh lý hệ sinh dục - BS.CKII Nguyễn Thị Huệ

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 845.47 KB      Lượt xem: 35      Lượt tải: 1    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Sinh lý hệ sinh dục do BS.CKII Nguyễn Thị Huệ thực hiện nhằm trang bị cho các bạn những hiểu biết nhất định về sinh lý hệ sinh dục nam và sinh lý hệ sinh dục nữ. Đây là những kiến thức quan trọng mà các bạn chuyên ngành Y học cần biết. Mời các bạn tham khảo.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý hệ sinh dục - BS.CKII Nguyễn Thị Huệ SINH LÝ HỆ SINH DỤCTên bài giảng: SINH LÝ HỆ SINH DỤCĐối tượng: Sinh viên Y năm thứ 2 (TCDY 090104321314/ TCDY090104421314)Số lượng:Thời gian:04 tiết (13g30-17g20 14/11 và 7g30-11g20 18/11)Địa điểm: Đại học Võ Trường Toản, p101/p102Giảng viên: BS.CKII. Nguyễn Thị HuệBộ môn: Phụ Sản Hệ sinh dục ở nam và nữ thực hiện hai chức năng chính là :ngoại tiết và nộitiết. Hoạt động của hệ sinh dục gắn liền với hoạt động của trục vùng hạ đồi-tuyếnyên-tuyến sinh dục và đời sống sinh sản được đánh dấu bằng các hiện tượng dậythì và mãn dục. SINH LÝ SINH DỤC NAMMục tiêu:1. Trình bày mối tương quan giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn.2. Nêu được các hormone quan trọng bài tiết bởi tế bào Leydig, tế bào Sertoli3. Kể sơ lược về những bước tạo thành tinh trùng, cơ chế tạo hiện tượng cương vàphóng tinh1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU Bộ phận sinh dục nam gồm 3 phần chính: - Dương vật: niệu đạo nằm trong thể xốp, mô cương gồm hai thể hang, thầnkinh và mạch máu. - Bìu: nằm ngoài khoang cơ thể. Trong bìu có tinh hoàn và mào tinh. + Tinh hoàn: nhiều thùy, mỗi thùy nhiều ống sinh tinh, giữa các ống sinhtinh có tế bào kẽ (tế bào Leydig). + Mào tinh: Dài 6 cm tiếp nối các ống sinh tinh.1 - Ống dẫn tinh và các tuyến phụ thuộc: ống dẫn tinh tiếp nối mào tinh hoàn,đổ vào niệu đạo. Các tuyến ngoại tiết đổ dịch vào đường sinh dục nam là túi tinh,tiền liệt tuyến, tuyến hành niệu đạo.2. CHỨC NĂNG CỦA TINH HOÀN2.1. Chức năng ngoại tiết: tạo tinh trùng2.1.1. Quá trình hình thành và dự trữ tinh trùng2.1.1.1. Cấu tạo tinh hoàn: Tinh hoàn người bình thường nằm trong bìu. Nơi đây có nhiệt độ thấp hơnnhiệt độ trung tâm của cơ thể từ 1-2°C. Mỗi tinh hoàn nặng khoảng 40gram, dài4.5cm. 80% tinh hoàn của người lớn là ống sinh tinh, 20% còn lại là mô liên kết. Thành của ống sinh tinh tinh là nơi tinh trùng được tạo ra.Mỗi ống sinh tinhcó 2 đầu đổ vào các ống nối kết như mạng lưới gọi là lưới tinh (retetestis).Lướitinh nối tiếp với đầu của mào tinh (epididymis). Từ đây tinh trùng được đưa đếnđuôi của mào tinh để vào ống dẫn tinh (vas deferens). Ống dẫn tinh đi vào ổ bụngra sau bàng quang thì cùng với túi tinh (seminal vesicle) đổ vào ống phóng tinh(ejaculatory duct). Ống phóng tinh lại đổ vào niệu đạo bên trong tuyến tiền liệt. Phần mô liên kết nằm ngoài các ống sinh tinh có các cụm tế bào Leydig tiếttestosterone.2.1.1.2. Sự tạo tinh trùng Việc sản xuất tinh trùng bắt đầu từ lúc dậy thì và kéo dài đến suốt đời. Mỗingày có khoảng 100 đến 200 triệu tinh trùng được tạo ra. Để có thể tạo số lượnglớn như vậy các tinh nguyên bào phải được tạo thêm bằng hiện tượng phân chia tếbào; đây là điểm khác biệt với phái nữ, vốn chỉ có một lượng trứng nhất định từ lúcsinh ra và số lượng giảm dần theo thời gian Tiến trình này mất 74 ngày từ tế bào mầm nguyên thủy (2n nhiễm sắc thể)mới cho ra được tinh trùng trưởng thành. Khi trưởng thành: Các tinh nguyên bào sẽ biến thành  tinh bào bậc I (2n) Mỗi tinh bào bậc I sẽ gián phân giảm nhiễm qua 2 giai đoạn Giai đoạn 1: tạo ra 2 tinh bào bậc II (n)  Giai đoạn 2: cho ra 4 tinh tử {tiền tinh trùng (n)}. Mỗitinh tử có 22 nhiễm sắc thể cơ thể và một nhiễm sắc thể giới tính Tinh tử: khi trưởng thành sẽ thành tinh trùng (n).2 Khi được đưa vào lòng ống sinh tinh, tinh trùng có cấu trúc thẳng và gồm 3phần: - Phần đầu: có chứa nhân và thể cực đầu (acrosome), trong thể cực đầu cócác men thủy phân và men phân hủy protein. Các men này giúp tinh trùng xuyênvào trứng và cũng có thể giúp tinh trùng xuyên qua nút nhày ở cổ tử cung - Phần giữa hay thân của tinh trùng: có nhiều ty thể tạo năng lượng cần chosự di chuyển của tinh trùng3 - Phần cuối (đuôi) tinh trùng: cấu tạo bởi các vi ống và dynein, một loạiATP-ase lệ thuộc magnesium. Men này sẽ biến năng lượng ATP thành chuyểnđộng trượt của các vi ống, từ đó tạo chuyển động cho tinh trùng.2.1.1.3. Đường đi của tinh trùng: Tinh trùng được đưa vào đường sinh sản của người phụ nữ là do bơm ra từống dẫn tinh. Ngoài thành phần trong ống dẫn tinh, dịch đưa vào đường sinh sảnnữ còn có một số dịch tiết từ cơ quan khác: - Tuyến tiền liệt: dịch tiết của nó chứa citrate, calcium, kẽm và acidphosphatase; tính kiềm của dịch tiền liệt tuyến giúp trung hòa pH acid của tinhdịch, của chất tiết ở âm đạo và cổ tử cung.Phần cuối cùng của tinh dịch được phóng ra có cấu tạo chủ yếu là dịch tiết từ - Túitinh: Phần cuối cùng của tinh dịch được tiết ra từ túi tinh; dịch tiết từ dịch này cóchứa fr ...